Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Tất Thắng
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 12/8/1971
4. Nơi sinh: Thừa Thiên Huế
5. Quyết định công nhận học viên số: 2415/2015/QĐ-XHNV ngày 13/10/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không
7. Tên đề tài luận văn: “Xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế”
8. Chuyên ngành: Lưu trữ học; Mã số: 60.31.02.06
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Xuân Chúc
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn gồm 3 chương với các nội dung cơ bản sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý về nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử cấp tỉnh
Trong chương này, chúng tôi nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở khoa học để xác định về nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn nộp lưu, trong đó: làm rõ vị trí, vai trò các cơ quan hình thành tài liệu nghe nhìn, khu vực thẩm quyền lưu trữ; xác định giá trị lịch sử của tài liệu nghe nhìn cấp tỉnh; từ những tiêu chuẩn, tính chất, đặc điểm của tài liệu nghe nhìn làm rõ các tiêu chí xác định nguồn và thành phần tài liệu nộp lưu vào lưu trữ lịch sử cấp tỉnh.
Chương 2. Thực trạng tổ chức quản lý tài liệu nghe nhìn và việc nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trong chương này, chúng tôi làm rõ thực trạng quản lý tài liệu nghe nhìn tại tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó tập trung khảo sát thực trạng tại: Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh, các cơ quan có vị trí, vai trò quan trọng trong các hoạt động của địa phương, các cơ quan có chức năng sử dụng tài liệu nghe nhìn làm hoạt động chính để làm cơ sở đề xuất xây dựng tiêu chí xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử tỉnh tại chương 3.
Chương 3. Đề án xây dựng tiêu chí xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn cần nộp lưu vào lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trên cơ sở các thông tin khảo sát, phân tích ở chương 1 và chương 2, trong chương 3, chúng tôi đề xuất một đề án cụ thể trong việc xây dựng các tiêu chí xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn cần nộp lưu vào lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý; các cơ quan thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử tỉnh có cơ sở để tạo lập, tổ chức quản lý và giao nộp tài liệu nghe nhìn theo đúng quy định.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Sau khi hoàn thành luận văn, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các cấp có thẩm quyền ban hành các quy chế, quy định nhằm quản lý tốt tài liệu nghe nhìn của tỉnh Thừa Thiên Huế.
13. Các công trình đã nghiên cứu liên quan đến luận văn: có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Tat Thang 2. Sex: Male
3. Date of birth: 12/8/1971 4. Place of birth: Thua Thien Hue
5. Admission decision number: 2415/2015/QĐ-XHNV Dated October 13th 2015 of the Rector of College of Social Sciences and Humanity - Vietnam National University
6. Changes in academic process: None.
7. Official thesis title: “Identifying the source and composition of audiovisual records to transfer to the Historical archives of Thua Thien Hue province”
8. Major: Archival studies Code: 60.31.02.06
9. Supervisor: Assoc. Prof, Dr. Dao Xuan Chuc
10. Summary of the findings of the thesis:
This thesis consists of three chapters with the following basic content:
Chapter 1: Theoretical and legal basis about the source and composition of audiovisual records to transfer to the province’s historical archives.
In this chapter, we investigate, and explore scientific basis to identify the source and composition of archived audiovisual records in which we clarify the location, the role of organizations establishing audiovisual records, areas of authorized archives, identify the historical values of the provincial audiovisual records, from standards, and characteristics to clarify the criteria to identify the source and composition of the historical archives of the province.
Chapter 2: The reality of organizing and managing of audiovisual records and the transfer of these records to Thua Thien Hue province’s historical archives.
In this chapter, we clarify the reality of records management in Thua Thien Hue province in which we focus on examining this practice at the Center for Historical Archives of Thua Thien Hue province as well as key organizations of the region that have the function to utilize audiovisual records as the main activity to initiate the criteria in identifying the source and composition of audiovisual records to transfer to the Historical archives in chapter 3.
Chapter 3: The project on establishing criteria to identify the source and composition of audiovisual records to transfer to the historical archives of Thua Thien Hue province.
From the data collected and analysed in chapters 1 and 2, in chapter 3, we suggest a specific project in establishing criteria to identify the source and composition of audiovisual records to transfer to the historical archives of Thua Thien Hue province.
11. Possibility of application in practice:
The research result of this thesis is the reference for management organization, organizations belonging to the provincial source of transferring the records to the historical archives have the basis to establish, manage and submit the audiovisual records by law.
12. Further research possibilities:
After completing this thesis, we continue to research and recommend authorities to issue regulations in order to better manage audiovisual records of Thua Thien Hue province.
13. Thesis – related publications: Yes.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn