TTLV: Truyền thuyết Lý Phục Man và lễ hội rước Giá ở Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội

Thứ tư - 07/03/2018 03:42

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Trần Thị Bích Hợp

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 12/02/1978

4. Nơi sinh: Hà Nam

5. Quyết định công nhận học viên số: 4295/2016/QĐ-XHNV Ngày 16  tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Truyền thuyết Lý Phục Man và lễ hội rước Giá ở Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội.

8. Chuyên ngành: Văn học dân gian                Mã số: 60.22.01.25

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Chí Quế, Trường Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn lần đầu tiên tập hợp nguồn tư liệu về truyền thuyết Lý Phục Man, xác lập được những mô típ cơ bản và giá trị của truyền thuyết này và nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu về truyền thuyết và lễ hội rước Giá ở Yên Sở, Hoài Đức. Đi từ truyền thuyết Lý Phục Man đến lễ hội rước Giá, luận văn góp phần chứng minh cho đặc trưng của văn học dân gian là mang tính nguyên hợp, đồng thời cũng cho thấy nét độc đáo, riêng biệt cũng như những nét tương đồng của lễ hội nơi đây với các lễ hội cổ truyền của Việt Nam nói chung.

Luận văn của chúng tôi do đó cũng góp phần bảo lưu và phát triển những giá trị lịch sử và văn hóa truyền thống của một vùng đất, bổ sung vào gia tài văn học dân gian của dân tộc. Chúng tôi cũng mong muốn, truyền thuyết dân gian về Lý Phục Man  được gìn giữ trong cộng đồng, thực sự là cốt lõi tạo nên lễ hội, và ngược lại, việc tổ chức lễ hội với quy mô xứng tầm hơn sẽ là môi trường diễn xướng, giúp cho truyền thuyết về Lý Phục Man luôn sống động, phong phú, trường tồn.

Với những đóng góp trên, luận văn cũng hy vọng góp một phần nhỏ bé vào việc giữ gìn và phát huy vốn văn học cổ truyền của dân tộc nói chung và văn học dân gian ở Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội nói riêng.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Nghiên cứu và xây dựng đề tài này, chúng tôi mong muốn góp phần gìn giữ và lưu truyền truyền thuyết dân gian Lý Phục Man và việc tổ chức lễ hội rước Giá hiện nay. Qua đề tài, chúng tôi hy vọng các cơ quan, ban, ngành chức năng, nhất là chính quyền và nhân dân địa phương có những giải pháp tuyên truyền, quảng bá phù hợp, để lễ hội rước Giá không phải chỉ được biết đến với nhân dân trong làng mà còn mở rộng ra với khách thập phương để lễ hội ngày càng được mở rộng và gìn giữ.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: 

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

Bài viết in trên tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 4 tháng 7 năm 2017: Lễ hội rước Giá Yên Sở, Hoài Đức Hà Nội và vai trò của trí thức địa phương trong diễn trình biến đổi của truyền thuyết dân gian.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Fullname: Tran Thi Bich Hop                         2. Gender: Female

3. Date of birth: February 12th , 1978.             4. Place of birth: Ha Nam Province

5. Admission decision number: 4295/2016/QĐ-XHNV on December 16th, 2016 inacted by the principal of  University of Social Sciences and Humanities, the National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: The Ly Phuc Man legendand Gia procession festival in Yen So, Hoai Duc District.

8. Major: Folklore                                                 Code: 60.22.01.25

9. Scientific supervisors: Prof.  PhD  Le Chi Que,  University of Social Sciences and Humanities, the National University, Hanoi.

10. Summary of the findings of the thesis:

The thesis, which originally has gathered information of the Ly Phuc Man legend, has identified certain basic patterns and values of this legend and researched systemmatically on the legend and Gia procession festival in Yen So, Hoai Duc District. From Gia procession festival  to the Ly Phuc Man legend, the research has once proved folklore’s characteristics as original union , which reveals their unique and specific values from these festivals particularly and those in Vietnam generally. 

The thesis, therefore, contributes to preservation and development of each region’s historical values and traditional cultures, adding to the national folklore. Furthermore, hopefully, that the Ly Phuc Man legend should be preserved in communities might actually be the major part of the festival and vice versus, celebrating the festival with worthier scale can be environmental performance, which makes the Ly Phuc Man legend more likely, diverse and immortal.  

For these contributions above, the research, hopefully, preserves and improves partly the traditional literature of the nation in general and the folklore in Yen So, Hoai Duc District in particular.

11. Practical applicability:

While studying and doing the research, we would like to preserve and transfer the Ly Phuc Man legend  and the Gia procession festival  celebration at present. Through the thesis,  hopefully the local authorities and government should pass such certain strict measures as raising people’s awareness, suitable advertisements, etc. so that the Gia procession festival  can not only be held by the local people, but also expanded by  various tourists from other regions and countries with better preservation and improvement.

12. Further research directions, if any:

13. Thesis-related publications:

 An articlce on the Gia procession festival in Yen So, Hoai Duc District in Yen So, Hoai Duc District in Yen So, Hoai Duc District and the roles of its local intelligentsia in the changing process of the folk legend, published in Lexicography and Encyclopedia Magazine, number 4 in July, 2017.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây