Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Lê Thị Tuyết Mai
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 21/09/1991
4. Nơi sinh: Hải Phòng
5. Quyết định công nhận học viên số: Số 2998/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Ngày 16/04/2014, theo quyết định số 649/QĐ-SHĐ của Hiệu trưởng trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn chuyển từ chuyên ngành lịch sử thế giới sang chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
7. Tên đề tài luận văn: Nhận thức của Đảng về quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước ASEAN từ năm 1986 đến năm 2010.
8. Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60.22.03.15
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Kim, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Đảng Cộng sản Việt Nam là một Đảng cầm quyền do vậy sự lãnh đạo của Đảng có vai trò quyết định xu hướng phát triển của đất nước. Muốn có đường lối chỉ đạo đúng đắn thì cần có tư duy, nhận thức nhạy bén. Trong suốt giai đoạn từ năm 1986- 2010, một thời kì thể hiện rõ sự chuyển biến trong nhận thức của Đảng về quan hệ kinh tế với các nước ASEAN: từ chỗ đối đầu đi đến đối thoại và hợp tác ngày càng sâu rộng.
Trải qua 20 năm gia nhập ASEAN, bằng những thành tựu đạt được trong thực tế đã chứng minh quan điểm hợp tác kinh tế của Đảng với tổ chức khu vực là hoàn toàn đúng đắn. Song song với quá trình thay đổi, hồi phục, xây dựng nội lực từ bên trong, Đảng đã rất chú trong việc thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế.
Trong giai đoạn đầu thời kỳ Đổi mới, những nước XHCN anh em đều giống với ta, đứng trước những khó khăn thực tiễn mang lại. Khối tương trợ kinh tế SEV cũng dần mất đi vị trí điểm tựa của mình. Đảng Cộng sản Việt Nam nhanh chóng nhận ra thời điểm hiện tại là lúc cần mở rộng quan hệ hơn nữa với các quốc gia bên ngoài, hợp tác quốc tế, toàn cầu hóa đang là xu hướng chung của nhân loại. Dẹp bỏ những thành kiến chính trị trong quá khứ, nước ta tích cực, mạnh dạn đề nghị, kêu gọi đầu tư vốn từ nước ngoài vào Việt Nam; khiến Việt Nam trở thành một thị trường mới giàu tiềm năng với các nước phát triển. Bên cạnh đó, yếu tố khu vực cũng được Đảng đề cập, nhấn mạnh. Trong một thời gian dài, chúng ta chỉ quanh quẩn trong khối xã hội chủ nghĩa, và đặt bản thân ra ngoài mối quan hệ với khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là khối các nước ASEAN lúc bấy giờ. Những nghi kỵ, hiểu lầm đã dẫn đến việc Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng hoài nghi sự tồn tại của một tổ chức khu vực cũng như mục đích thực sự của tổ chức này. Đến khi tiến hành Đổi mới, Đảng đã thấy rằng, tăng cường tình hữu nghị thân thiện giữa các quốc gia láng giềng, và sự ổn định khu vực chính là điều quan trọng tiên quyết giúp quốc gia phát triển. Chính vì lẽ đó, ta đã đẩy mạnh những hoạt động ngoại giao, hợp tác trao đổi, để tiến gần thêm nữa với thị trường khu vực, thị trường thế giới. Bắt đầu bằng việc xin gia nhập ASEAN, tiếp sau đó những thành tựu đạt được giữa Việt Nam và ASEAN trong hợp tác kinh tế đã mang đến những giao lưu mở rộng hơn trong những lĩnh vực khác như an ninh, văn hóa, giáo dục... Sự chuyển biến trong đường lối hợp tác của Đảng, từ tập trung trong nội khối các nước XHCN sang mở rộng ra thế giới và hướng về tổ chức khu vực đã khiến cho kinh tế Việt Nam phục hồi phát triển. Đặc biệt khu vực thương mại tự do (AFTA) đã giúp cho hàng hóa Việt Nam được phổ biến rộng rãi hơn, tạo điều kiện để nước ta tích cực tham gia các diễn đàn hợp tác đa phương quốc tế, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia trụ cột tại Đông Nam Á.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Chứng minh sự nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam ảnh hưởng đến hiệu quả hợp tác kinh tế đối ngoại.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Luận văn này mở ra hướng nghiên cứu về Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trong ASEAN cũng như những chủ trương, đường lối của Đảng về hợp tác kinh tế khu vực....
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Le Thi Tuyet Mai 2. Sex: Female
3. Date of birth: 21/09/1991 4. Place of birth: Hai Phong
5. Admission decision number: No. 2998/QĐ-XHNV-SĐH, dated 30th December 2013 by President of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process:
On 16th of April, 2014, according to University of social science and humanities Principal's decision No. 649/QD-SHD, changing from World History major to History of Vietnamese Communist Party major.
7. Official thesis title: The perception of the Communist Party of Vietnam about economic relations between Vietnam and ASEAN countries from 1986 to 2010.
8. Major: History of Vietnamese Communist Party Code: 60.22.03.15
9. Supervisors: Associate Professor Ph.D. Nguyen Van Kim, University of social science and humanities, Hanoi National University.
10. Summary of the findings of the thesis:
Communist Party of Vietnam is the ruling party. Thus the party has a decisive role development trends for the country. To obtain the proper guidelines we need thinking, cognitive acumen. During the period from the year 1986- 2010, which reflected a shift in the perception of the party of economic relations with ASEAN countries: from the confrontation site went to dialogue and deeper cooperation.
Over 20 years of membership in ASEAN, with the achievements attained in fact demonstrated economic point of party cooperation with regional organizations is absolutely correct. In parallel with the process of change, recovery, building internal resources from within the Party was very interested in attracting investment and international cooperation.
In the first phase the renovation, the socialist countries are the same facing practical difficulties. SEV also gradually lose their fulcrum position. Communist Party of Vietnam quickly recognizing the current time is the time to expand further relations with outside countries and international cooperation, globalization is the common human tendency. Eliminating the political prejudices of the past, our country positively, boldly suggested, calling for investment capital from abroad into Vietnam; making Vietnam become a new potential market for developing countries. Besides, regional factors were also mentioned by Party. For a long time, we just hang around in the socialist block, and put ourselves out relations with Southeast Asia, especially ASEAN countries at that time. The suspicion, misunderstanding led to the Indochina in general and Vietnam in particular suspicion of the existence of a regional organization as well as the real purpose of this organization. When conducting innovation, the Party has shown that, to strengthen friendship friendly between neighbor’s nations, and regional stability is the first important thing which will help our country develop. Therefore, we have stepped up diplomatic activity, cooperation and exchange, to further closer to the regional market, the world market. Start by applying to join ASEAN, subsequent achievements reached between Vietnam and ASEAN economic cooperation has brought more extensive exchanges in other areas such as security, culture, education ...Changes in the way of cooperation of the Party, from centralized intra socialist countries to extend to the world and towards the regional organizations has led to Vietnam's economic development recovery. Especially the free trade area (AFTA) has helped Vietnam goods more widely disseminated, creating conditions for our country to actively participate in the multilateral forum of international cooperation, making Vietnam become one of the pillars of the country in Southeast Asia.
11. Practical applicability, if any:
Demonstrating the perception of Vietnamese Communist Party affects the effect of external economic cooperation.
12. Further research directions, if any:
This opens thesis research on the role of the Communist Party of Vietnam in expanding economic relations with ASEAN countries as well as the guidelines of the Party on regional economic cooperation ...
13. Thesis-related publications:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn