TTLV: Mô thức tự sự chiến tranh trong tác phẩm “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ” của Svetlana Alexievich

Thứ tư - 28/08/2019 22:09

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Trọng Trường    

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 01/09/1995

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 2769/QĐ- XHNV ngày 27/10/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Tên đề tài luận văn: Mô thức tự sự chiến tranh trong tác phẩm “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ” của Svetlana Alexievich

7. Chuyên ngành: Lí luận văn học                      Mã số: 60220120

8. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Khánh Thành - Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Tóm tắt kết quả luận văn:

Nếu tiếp nhận đơn thuần Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ từ diễn từ của những phụ nữ, chúng ta thấy câu chuyện của họ phân khúc, lắp ghép. Nếu xét tác phẩm dưới nhãn quan lập thể, ta sẽ thấy nét độc đáo trong “chiến lược trần thuật” của nhà văn. Khảo sát Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ, luận văn hướng đến tư duy nghệ thuật, lập trường nhà văn khi tiếp cận lịch sử chiến tranh. Chiến tranh không dành cho phụ nữ nhưng chiến tranh lại được dựng lên bằng khuôn mặt, giọng nói và xúc cảm của chính họ. Cách đặt bên cạnh nhau nhiều “giọng nói” về chiến tranh còn cho thấy nguyên tắc tổ chức tác phẩm. Bức tranh hiện thực được soi chiếu dưới nhiều góc nhìn, mở rộng biên độ phản ánh và làm phong phú nhận thức của con người trước cuộc tồn sinh. Hơn thế nữa, luận văn còn giải mã cách nhà văn đối diện, phơi bày thực trạng cuộc sống của nhà văn trong bối cảnh vị thế, vai trò kiến tạo lịch sử của phụ nữ bị hạ thấp.

Trên bình diện nghệ thuật, tác phẩm có hình thức độc đáo, đẩy cao tư duy về bản chất của nghệ thuật, đó là tính sáng tạo. Ngôn ngữ mang tính phản tư cao độ và tước bỏ hết những định kiến, những rào cản bằng cách tạo nên những cuộc cách mạng “phi trung tâm”, “giải tôi” để đưa chúng về với đúng bản chất. Bên cạnh đó còn là đa trị trần thuật, giọng điệu đa thanh, đa chủ thể , lối viết phức điệu khẳng định những cách tân mạnh mẽ trong chiến lược tự sự, tiệm cận mỹ học hậu hiện đại.

Information about Master Dissertation

1. Full name: Truong Nguyen Trong

2. Gender: Male

3. Date of birth: 01/09/1995

4. Place of birth: Hanoi

5. Decision to legalize student No: 2769 on October 27th 2017 by the Principal of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University

6. Title of the Master Dissertation: The model of war narratives in “The unwomanly face of war” by Svetlana Alexievich

7. Major: Literary Theories                  Code: 60220120

8. Research supervisor: Prof Thanh Tran Khanh - University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University

9. Result summary:

If the story is simply explored from women’s discourse, we are able to see only its segmented or assembled sides. When it is considered from a stereoscopic vision, we can recognize the writer’s unique “narrative strategy”. By examining “The unwomanly face of war”, the thesis aims at artistic thinking and the writer’s position when approaching the history of war. The war is not for women, but it is built based on their own faces, voices and emotions. Setting up together many “voices” about war also indicates Alexievich’s principles of organizing his work. The realistic picture is reflected under many perspectives, widening and enriches human’s awareness of existence and survival. This dissertation, more than that, explains how Alexievich faced and exposed the reality of his life in the context of when women’s positions and roles in creating history are lowered. On the art side, the work is composed in a distinctive manifestation, levels up readers’ thinking regarding the nature of art, which is the creativity. The language used is highly reflective, and all prejudices and barriers are eliminated by establishing “non-central” revolutions to bring them back to their true identity. Besides, there is a multi-vocal tone.                                    

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây