Thông tin luận văn "Nghệ thuật trần thuật trong văn xuôi Nguyên Hồng trước Cách mạng tháng Tám" của HVCH Nguyễn Thị Yến, chuyên ngành Văn học Việt Nam.
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Yến
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 10/ 9/1969
4. Nơi sinh: Nho Quan Ninh Bình
5. Quyết định công nhận học viên số: 1883/Q§-XHNV-S§H Ngày 21 tháng10 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong văn xuôi Nguyên Hồng trước Cách mạng tháng Tám
8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
9. Mã số: 602234
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Hà Văn Đức, công tác tại: Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Nguyên Hồng là một trong những đại diện xuất sắc của nền văn học hiện thực Việt Nam. Ông đã để lại một sự nghiệp văn học vô cùng to lớn thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan của nhà văn khi viết về lớp người cùng khổ, đặc biệt là những con người thuộc tầng lớp dưới đáy của xã hội thị dân trước Cách mạng. Với nghệ thuật trần thuật, nhà văn đã xây dựng được nhiều tầng lớp xã hội khác nhau nhưng dù là loại người nào cũng tạo sức ám ảnh. Dưới góc độ của người trần thuật dù ở ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba nhà văn cũng bộc lộ sâu sắc tấm lòng nhân đạo bác ái. Đọc văn của Nguyên Hồng trong các sáng tác văn xuôi trước Cách mạng tháng Tám, người đọc luôn day dứt, xót thương trước những số phận bất hạnh. Nhà văn vốn sinh trưởng trong tầng lớp lao động nghèo, là người đã từng chứng kiến và trải nghiệm cuộc sống đầy vất vả, gian khổ bởi vậy mỗi trang văn của ông là một trang đời thấm đẫm nước mắt. Thông qua những cốt truyện đơn giản với những tình tiết, sự kiện như cuộc sống vốn có, kết cấu bất ngờ tạo sức hấp dẫn nhà văn đã dựng lên những bức tranh sinh động. Bản thân nhà văn lại là người bước ra từ cuộc đời lam lũ của đám thị dân ấy nên ngôn ngữ, giọng điệu dường như không cần dụng công mài giũa, nó là ngôn ngữ của thợ thuyền, của phu phen, của trộm cắp, đĩ điếm, của những người dân nghèo nhưng qua văn Nguyên Hồng trở nên thống thiết gợi niềm thương cảm cho những kiếp người lầm than cơ cực.
Với 50 năm lao động nghệ thuật, Nguyên Hồng đã để lại một sự nghiệp văn học lớn lao, có giá trị trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Tên tuổi của ông sẽ còn lưu giữ mãi trong tâm hồn độc giả, những nhà nghiên cứu yêu mến ông.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Ứng dụng trong tài liệu tham khảo giảng dạy ở trường phổ thông, bậc đại học và nghiên cứu khoa học
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
- Full name: Nguyen Thi Yen
- Sex: Female
- Date of birth: September 10th , 1969
- Place of birth: Nho Quan, Ninh Binh
- Admission decision No. 1883/QDXHNV-SDH dated October 21st, 2010 by the Rector of University of Social Science and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
- Changes in academic process: None
- Official Thesis title: Narrating art in Nguyen Hong prose before the August Revolution.
- Major: Vietnamese Literature
- Code: 602234
- Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Ha Van Duc
- Summary of the findings of the thesis:
- Nguyen Hong is one of the excellent representatives of Vietnamese realistic literature. He left a very great writing career that present outlook and worldview of the writer who writes on the poor human existence, especially is the people under the bottom of townspeople before the August Revolution.
- With narration, the writer has created people in different social classes but in any sort of people have created obsession. In the view point of the teller, either the first or third person, the writer has deeply expressed humanity and kind-heart.
- Reading Nguyen Hong literature, readers are always harassing compassionate for unhappy fates. The writer was born in poor working class, who has proved and experienced with hard and arduous life, therefore, each page is his life page with full of tears. Throughout simple story but with great circumstances and events as the life which was created by the writer with lively, unexpected structures creating attractive.
- The writer himself goes out from ragged life of those townspeople so that his language and tongue seem not necessary to use instrument to polish, it is still a language of working class, poor people, scoundrel and prostitutes. Throughout Nguyen Hong prose, it is sorrowful, compassionate and creates compassion for poor and hard human existence.
- With 50 years of art work, Nguyen Hong has left a great literacy career with a value of modern Vietnamese literature. His name shall remain in the soul of readers and researchers who love him.
- Apply in teaching references in high schools, university and scientific research.
- References in the study, teach and research on Nguyen Hong prose