TTLV: So sánh cách tả ngoại hình nhân vật trong Truyện Kiều và truyện ngắn của Nam Cao

Chủ nhật - 16/12/2012 11:51
Thông tin luận văn "So sánh cách tả ngoại hình nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và truyện ngắn của Nam Cao" của HVCH Trần Mai Hương, chuyên ngành Văn học Việt Nam.
Thông tin luận văn "So sánh cách tả ngoại hình nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và truyện ngắn của Nam Cao" của HVCH Trần Mai Hương, chuyên ngành Văn học Việt Nam. 1. Họ và tên học viên: Trần Mai Hương 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh : 23/08/1981 4. Nơi sinh: Hà Nội 5. Quyết định công nhận học viên số: 1883/QĐ-XHNV-SĐH ngày: 21/10/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: chuyển từ ngành văn học dân gian sang ngành văn học Việt Nam theo quyết định 1555/QĐ- ĐHQGHN ngày 25 tháng 5 năm 2011. 7. Tên đề tài luận văn: So sánh cách tả ngoại hình nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và truyện ngắn của Nam Cao 8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam ; Mã số: 602234 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Nho Thìn- Giảng viên chính trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Qua quá trình làm luận văn tôi đã có được những kết quả sau: Ở “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã miêu tả ngoại hình nhân vật bằng bút pháp ước lệ, tượng trưng – nghệ thuật đặc trưng của văn học Trung đại để miêu tả ngoại hình nhân vật chính diện. Qua đó thể hiện tính cách , số phận của nhân vật như Thuý Kiều, Thuý Vân, Từ Hải, Kim Trọng. Còn những nhân vật phản diện thì Nguyễn Du lại tả thực ngoại hình một cách sinh động đến mức trần trụi làm cho các nhân vật gần gũi với đời thường, khắc hoạ những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình như Mã Giám Sinh, Hoạn Thư, Tú Bà, Sở Khanh…đây là sự cách tân của văn học Trung đại Việt Nam, đồng thời đã hướng tới, “khẽ chạm” đến trào lưu văn học hiện thực của nền văn học hiện đại Việt Nam sau này,cụ thể là những nhân vật trong các sáng tác của Nam Cao. Trong trào lưu văn học hiện thực Việt Nam, Nam Cao là một giọng văn bình dị, dân dã nhưng cực kì sắc sảo, khắc hoạ thành công số phận tính cách của những con người mà cả đời chỉ gắn bó với luỹ tre làng, với gốc rạ, bờ đê thông qua cách tả dáng dấp của các nhân vật đấy. Nếu như ở “Truyện Kiều”, người đọc được định sẵn cái ngoại hình nhân vật theo một trật tự, logic thống nhất không bất biến từ khi nhân vật đó xuất hiện, trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của số phận nhưng cái dung mạo kia, cái tư thế, phong thái kia không hề thay đổi; thì những nhân vật trong sáng tác của Nam Cao cái ngoại hình lại thay đổi theo hoàn cảnh, theo dòng chảy biến động của kiếp người, của cuộc đời. Rõ ràng, hai tác gia, hai thời đại khác nhau, hai hoàn cảnh sống khác nhau,hai phong cách sáng tác khác nhau nhưng lại có sự tương đồng, gặp nhau trong cùng “một hoàn cảnh”- đấy là những nhân vật của “đứa con tinh thần” của họ. Người ta thường nói những thiên tài thường có chung những suy nghĩ tích cực cho dù có cách nhau về khoảng cách … và ở đây, Nguyễn Du và Nam Cao cũng ở trường hợp như thế. Những nhân vật của hai tác gia này có nét “ hao hao” về ngoại hình, từ đó “ giông giống” về số phận, tích cách của kiếp người trong vòng luân hồi của tạo hoá. Bên cạnh đó, luận văn còn khai thác sự ảnh hưởng, tiếp thu có kế thừa của Nguyễn Du và Nam Cao với nền văn học khu vực, thế giới. Cụ thể hơn, nếu ở thời Trung đại, các tác giả đều ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa, văn học Trung Quốc, và Nguyễn Du cũng không ngoại lệ trong các tác phẩm của mình.; thì Nam Cao- một nhà văn hiện thực phê phán của nền văn học Việt Nam hiện đại lại ảnh hưởng của văn học phương Tây . Qua đấy để nêu bật sự giống nhau và khác nhau một cách có chọn lọc trong phong cách sáng tác, trong cách tả ngoại hình nhân vật của hai tác gia này. Từ cách so sánh trên luận văn của chúng tôi đã giúp cho cách tiếp cận văn hoc trung đại và hiện đại một cách dễ dàng hơn từ đó chúng tôi có phương pháp giảng dạy văn học ở trường phổ thông thuận lợi hơn. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Trong dạy học môn Văn ở trường Trung học trong việc so sánh cách tả nhân vật trung đại và hiện đại .

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Tran Mai Huong 2. Sex: Female 3. Date of birth: 23/08/1981 4. Place of birth: Ha Noi 5. Admission decision number: 1883/QĐ-XHNV-SĐH Dated 21/10/2010 6. Changes in academic process: / (List the forms of change and corresponding times) 7. Official thesis title: Compare to describe appearance character in “The Tale of Kieu” by Nguyen Du and stories by Nam Cao 8. Major: Vietnamese Literature 9. Code: 602234 10. Supervisors: Associate Professor.Dr Tran Nho Thin -Senior Lecturer University of Social Sciences and Humanities Hanoi 11. Summary of the findings of the thesis: Through the dissertation process I get the following results In "The Tale of Kieu" Nguyen Du has described the appearance of the character by the pen of conventional, symbolic and artistic literary characteristic of the Middle Ages to describe the main character looks. Which demonstrates the character, the character's fate Thuy Kieu, Thuy Van, from two, Kim. But what about the villains Nguyen Du realistic appearance vividly naked enough to make the characters closer to life, depicting the typical characteristics in typical circumstances as Chief Student Code, fire, from Ms, Department of Khanh ... this is the innovation of Chinese literature of Vietnam, and has directed, "lightly touch" literary realism movement of modern Vietnamese literature later, namely the characters in the works of Nam Cao. In the Vietnamese literary realism movement, Nam Cao is a casual tone, rustic but extremely sharp, successfully portrays the fate of the character of the man that life just sticking with bamboo village, with stubble, levees through how to describe the appearance of the characters there. If, as in "The Tale of Kieu", the reader predefined character appearance in an orderly, logical consistency is not invariant since the character appeared, through many events, the ups and downs of fate, but the the other face, the posture, the other style has not changed;, the characters in the works of Nam Cao appearance change according to circumstances, according to the flow of life changes, your life. Of course, two side, two different times, two different circumstances, different writing styles, but the similarities, meet in the same "context" - that's the character of "brainchild" of them. People often say geniuses have the same positive thoughts despite the distance apart ... and here, Nam Cao Nguyen Du and also in such cases. These two authors character trait "Depreciation and amortization" in appearance, from which "resembling" fate, positive way of life in the cycle of nature. Besides, the thesis also exploit the influence to collect legacy of Nam Cao Nguyen Du and regional literature, world. More specifically, if the Middle Ages, the authors are the influence of Chinese culture, Chinese literature, and Nguyen Du is no exception in his work.;, Nam Cao-a writer is real critique of modern Vietnamese literature to the influence of Western literature. Through it to highlight the similarities and differences in a selective manner in the style of writing, in the way described character appearance of the two authors. From comparing the thesis of our approach helped medium and modern literature more easily since we have methods of teaching literature in high school easier. 12. Practical applicability, if any: Literacy teaching in the secondary school in comparison to describe the central character and modern.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây