Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: NGUYỄN VĂN HƯNG 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 25/5/1975
4. Nơi sinh: Xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
5. Quyết định công nhận học viên số: 1698/QĐ-XHNV ngày 11/7/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình tại các đài Phát thanh và truyền hình khu vực đồng bằng sông Hồng
8. Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60320101
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thoa, nguyên phó trưởng khoa Báo chí Học viện báo chí và tuyên truyền Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Đề tài nghiên cứu "Xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình tại các Đài PT-TH khu vực đồng bằng sông Hồng" nhằm mục đích nghiên cứu thực trạng hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực sản xuất các chương trình truyền hình và đánh giá hiệu ứng về kinh tế, xã hội; nghiên cứu những xu hướng phát triển các chương trình truyền hình ở các Đài PT-TH khu vực đồng bằng sông Hồng, hiệu quả sáng tạo những chương trình truyền hình được sản xuất bằng nguồn lực xã hội hóa đối với công chúng. Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình ở các đài truyền hình địa phương khu vực đồng bằng sông Hồng.
Luận văn tiến hành khảo sát, điều tra, phân tích, đánh giá chất lượng, hiệu quả của các chương trình đang được xã hội hóa của các đài PT-TH Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình trong thời gian từ tháng 1/2017 đến tháng 6/2018.
Luận văn làm rõ vai trò của báo chí nhất là vai trò của Xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình tại các Đài PT-TH địa phương.
Các phương pháp được sử dụng trong luận văn gồm: phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp nghiên cứu thực chứng; Phương pháp thống kê, phân tích, chứng minh, đánh giá; Phương pháp điền dã, phối hợp tác nghiệp; Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp phỏng vấn sâu, Phương pháp điều tra xã hội học.
Đề tài là cơ sở khoa học để giúp các nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu, công chúng quan tâm đến vấn đề này trong việc hoạch định chiến lược sản xuất các chương trình truyền hình, sao cho vừa đảm bảo chất lượng nội dung, lại vừa có nguồn lực kinh phí phù hợp cho hoạt động sản xuất các chương trình. Đây cũng là cơ sở lý luận cho các công trình nghiên cứu tiếp theo ở góc độ mới mẻ hơn.
Qua việc thực hiện đề tài có thể khẳng định: xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình là một xu thế tất yếu khách quan trong quá trình phát triển của các đài truyền hình. Tuy nhiên để xã hội hóa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, đạt mục tiêu của công tác xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình thì cần phải giải quyết đồng bộ nhiều khâu, trong đó phải coi trọng công tác quản lý, vì chỉ có quản lý tốt thì mới đảm bảo chất lượng và hiệu quả các chương trình truyền hình.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Đề tài là một công trình nghiên cứu, vận dụng những lý luận về báo chí, truyền hình để giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tiễn, đó là xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình ở các đài địa phương. Do đó, kết quả nghiên cứu ít nhiều sẽ có những đóng góp, bổ sung nhất định cho lý luận báo chí truyền hình về công tác xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình hiện nay.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : NGUYEN VAN HUNG 2. Sex: Male
3. Date of birth: 25th May 1975 4 Place of birth: Thai Binh
5. Admission decision number: 1698/QĐ-XHNV Dated 11thJuly 2017
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình tại các đài Phát thanh và truyền hình khu vực đồng bằng sông Hồng Socialization of production of television broadcast in local television and broadcast stations over the Red River Delta.
8. Major: Journalism Code: 60320101
9. Supervisors: Dr. Nguyen Thi Thoa, Former Assistant dean of Journalism department of Academy of Journalism and Communication
10. Summary of the findings of the thesis: The main purpose of dissertation is investigating the reality of socialization of production of television broadcast and evaluating the effects of television broadcast on the society and economy; there is also a research on the developing trends of television broadcast in local television and broadcast stations over the Red River Delta, the results of creating television broadcast from socialistic resources to the public. Thus several solutions for the improvement of socialization of production of television broadcast in local television and broadcast stations over the Red River Delta.
This dissertation includes the research, investigation, classification, valuation and assessment of the television programs which have been socializing in television and broadcast stations in Thai Binh, Nam Đinh, Ninh Binh provinces during 2017 and the first half-year of 2018. The roles of the press, especially the role of Socialization of production of television broadcast in local television and broadcast stations is clarified as well.
From this dissertation, the author came to the following conclusion: Socialization of production of television broadcast is an indispensable trend. However, in order to well complete the socialization process and obtain its whole, there are comprehensive and urgent requirements, particularly the management because its importance in maintaining the quality and results of television programs.
11. Practical applicability, if any: This topic is academic grounds for leaders, researchers and the public who are interested in it in determining strategies of producing television broadcast which both have reliable quality of content and suitable moneytary requires. Moreover, it also is the fundamental reason for further researches with fresher perspectives.
This dissertation is a research which contains the basic journalistic theories and practices as well to tackle a specific issue in reality-socialization of production of television broadcast in local television and broadcast stations. Hence, the conclusion might contain more or less certain contributions for journalistic theories about socialization of production of television broadcast today.
12. Further research directions, if any: None
13. Thesis-related publications: None
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn