TTLV: Khảo sát thuật ngữ chính trị xã hội trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ XVIII năm 2012

Thứ hai - 22/12/2014 01:20

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Lâm Tuyền Quân                      

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 20/02/1985                                               

4. Nơi sinh: Trung Quốc

5. Quyết định công nhận học viên số 30/QĐ-XHNV-SĐH ngày 8 tháng 1 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Khảo sát thuật ngữ chính trị xã hội trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ XVIII năm 2012

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học          Mã số: 60.22.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thúy Nhung

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Sự phát triển của ngôn ngữ nói chung gắn liền với sự phát triển của xã hội. Nghiên cứu thuật ngữ trong ngôn ngữ học cũng là một trong những đóng góp lớn của ngành nghiên cứu ngôn ngữ học.

Với tốc độ phát triển cực kỳ nhanh chóng hơn 30 năm cải cách mở cửa tại Trung Quốc, dẫn đến việc sản sinh rất nhiều từ ngữ và thuật ngữ mới làm thay đổi diện mạo của tiếng Hán nói chung và thuật ngữ chính trị nói riêng. Hơn nữa, thuật ngữ chính trị xã hội là một lĩnh vực đặc biệt, luôn phản ánh sâu sắc diện mạo chính trị của một quốc gia, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Trong luận văn này, chúng tôi đi vào nghiên cứu, khảo sát hệ thuật ngữ chính trị xã hội mới xuất hiện trong báo cáo của BCH TW ĐCS Trung Quốc tại đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ XVIII, có liên hệ với tiếng Việt, luận văn muốn góp phần vào việc nghiên cứu sự phát triển của thuật ngữ chính trị xã hội Trung Quốc nói chung và một số ảnh hưởng tới tiếng Việt.

Chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp như: vạch ranh giới từ, phân loại, phân tích thống kê số lượng; phân tích cấu trúc, ngữ nghĩa thuật ngữ và các phương pháp tư duy khoa học như quy nạp, diễn dịch đi sâu khảo sát sự hiện diện vốn từ trong báo cáo đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ XVIII, phân tích cụ thể những từ tiêu biểu nhất trong số chúng. Trong đó, việc khảo sát từ đa tiết là nhiệm vụ lớn nhất qua phân tích thế cục chính trị trong và ngoài nước Trung Quốc, phân loại thuật ngữ từ đa tiết trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, đời sống văn hóa, các cụm từ, quán ngữ v.v…

Chúng tôi cũng phân tích những từ ngữ và nghĩa của thuật ngữ chính trị xã hội với các biểu hiện mới và liên hệ với tiếng Việt. Chúng tôi đã thông qua các phương pháp thủ pháp thống kê phân loại, phân tích cấu tạo, nghiên cứu từ ở góc độ lịch sử và văn hóa, phân tích những từ trọng điểm được xã hội nhấn mạnh và có tần xuất xuất hiện cao trong báo cáo chính trị, từ đó tìm hiểu về sự phát triển của bộ mặt xã hội Trung Quốc từ xưa đến nay.

Ngôn ngữ là chất liệu tạo nên nền văn hoá mang bản sắc riêng của dân tộc, chính trong ngôn ngữ, đặc điểm của tâm lý tư tuy con người, nền văn hoá dân tộc được thể hiện rõ ràng nhất.Thuật ngữ chính trị xã hội mang đặc trưng văn hoá dân tộc đậm nét, thể hiện phong tục tập quán, bối cảnh chính trị xã hội và hiện trạng sinh sống của nhân dân.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có)

Luận văn của chúng tôi sẽ góp phần bổ sung cho lí luận nghiên cứu thuật ngữ chính trị xã hội trong tiếng Việt, xác lập bộ phận thuật ngữ chính trị xã hội của Việt Nam vay mượn từ Trung Quốc qua các văn bản chính trị. Góp phần cho việc dạy và học tiếng, giao lưu văn hoá giữa hai nước. Góp tiếng nói riêng của mình vào việc nghiên cứu thuật ngữ chính trị xã hội trong tiếng Việt.

Our thesis will contribute to theoretical study of sociopolitical terminology in Vietnamese, established a component of Vietnamese socopolitical terminology that are borrowed from Chinese through political reports. Moreover, our thesis will contribute to teaching and learning process, cultural exchanges between two countries. Voicing its own position into researching Vietnamese socopolitical terminology.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

Luận văn là công trình nghiên cứu về thuật ngữ chính trị xã hội trong báo cáo chính trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ XVIII. Chúng tôi mong muốn sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu và thu được thành tựu theo hướng nghiên cứu này. Đặc biệt là việc nghiên cứu so sánh sâu thêm nữa về thuật ngữ chính trị giữa tiếng Hán và tiếng Việt.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Trainee’s full name: Lin Quan Jun                 2. Gender: Female

3. DOB: February 20th 1985                             4. POB: China

5. Student’s decision on recognition: 30/QD-XHNV-SDH, issued January 8, 2013 by the President of University of Social Sciences and Humanities

6. Changes in training (specify each change and time of such change): None

7. Name of thesis: "Surveying sociopolitical terminology in political report of 18TH Chinese Communist Party Congress 2012"

8. Major: Linguistics                                        9. Code: 60.22.01

10. Supervisor: Dr. Do Thuy Nhung

11. Summary of all theses:

The development of language is generally associated with the growth of society. Researches in linguistic terminology is one of major contributions to linguistic research field.

30 years of rapidly reforming and opening in China has transformed Chinese in general and political terminology in particular with the development of new words and terminology. Moreover, social and political terminology is a special field that reflects the presence of a nation’s political environment, material life and spirit of the people.

In this thesis, we aim to study, in relation to Vietnamese, the political terminology that recently appears in political report of 18TH Chinese Communist Party Congress 2014. The thesis hopefully contributes to the development of Chinese sociopolitical terminology, which has great influence on Vietnamese.

Methods and procedures used in this thesis: words baseline, classification, statistical analyzes, structural analysis, semantic terminology, scientific thinking such as inductive and deductive, deeply surveying the presence of capital from the political report of 18TH Chinese Communist Party Congress 2012, detailed analysis prominent words among. Specifically, the most important task in reseaching process is studying polysyllables in order to analyze Chinese domestic and foreign political situation, classifying in terms of economic, politic, cultural life, phrases, consistent terminilogy etc …

We also analyze the words and meaning of sociopolitical erminology with new expression and contact with Vietnamese. We adopted the method of statistical classification procedures, structural analysis, Researching from the perspective of history and culture, analyzing key words that are emphasized by social and widely used in political reports, thus, exploring the development of Chinese social from ever since.

Language is the material culture that makes up the identity of the people, the language, the psychological characteristics of human, and the ethnic culture. Sociopolitical terminology characterizes national culture, represents national customs and traditions, expresses social and political context and the current state of people's lives.

12. Applicability in the reality: (if applicable)

Our thesis will contribute to theoretical study of sociopolitical terminology in Vietnamese, established a component of Vietnamese socopolitical terminology that are borrowed from Chinese through political reports. Moreover, our thesis will contribute to teaching and learning process, cultural exchanges between two countries. Voicing its own position into researching Vietnamese socopolitical terminology.

13. Next trends of research

This thesis is the study of sociopolitical terminology in political report of 18TH Chinese Communist Party Congress 2014. We expect to continue studying in order to gain more achievement towards this research. Especially studying more deeply the comparison of sociopolitical terminology in Chinese and Vietnamese.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây