TTLV: Nhu cầu và mức độ tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ của người đồng tính nữ ở Hà Nội từ góc nhìn Công tác xã hội

Thứ hai - 10/11/2014 04:09

    THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: LÊ THỊ MAI TRANG                       

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 12/11/1990

4. Nơi sinh:  Nghệ An

5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 885/QĐ -SĐH ngày: 25/04/2014 của Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  Không

7. Tên đề tài luận văn: Nhu cầu và mức độ tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ của người đồng tính nữ ở Hà Nội từ góc nhìn Công tác xã hội

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội                            Mã số: 60 90 01 01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh Đơn vị công tác: Khoa Xã hội học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Đề tài đi sâu tìm hiểu nhu cầu và mức độ tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ CTXH của người đồng tính nữ ở Hà Nội, đồng thời phân tích tính chuyên nghiệp của các dịch vụ CTXH hiện có dành cho nhóm thiểu số tính dục này. Dựa trên một cuộc khảo sát online với 109 người đồng tính nữ hiện đang sinh sống tại Hà Nội, kết hợp với phỏng vấn sâu 5 người sử dụng dịch vụ và 5 người cung cấp dịch vụ, đề tài đã phát hiện một số điểm chính như sau:

Thứ nhất, nhiều người đồng tính nữ đã và đang gặp khó khăn trong cuộc sống do bị kì thị, phân biệt đối xử ở các không gian xã hội khác nhau như nơi làm việc, trường học, cơ sở khám chữa bệnh, gia đình. Đây là nhóm đối tượng yếu thế, đặc biệt cần sự quan tâm của nghành CTXH.

Thứ hai, người đồng tính nữ có nhu cầu đối với nhiều loại dịch vụ công tác xã hội, nhất là tư vấn tâm lý, hỗ trợ kết nối cộng đồng, hỗ trợ cho cha mẹ và người thân. Đã có khá nhiều dịch vụ được triển khai trong thực tế để đáp ứng nhu cầu của người đồng tính nữ. Tuy nhiên, một số nhu cầu như chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ việc làm vẫn chưa có dịch vụ tương ứng.  

Thứ ba, một bộ phận lớn người đồng tính nữ chưa biết các dịch vụ công tác xã hội hiện có dành cho họ. Mức độ tiếp cận của người đồng tính nữ với các dịch vụ hỗ trợ của CTXH nhìn chung vẫn còn thấp. Đặc biệt, người đồng tính nữ có nhu cầu cao đối với dịch vụ tư vấn tâm lý và hỗ trợ cha mẹ -người thân, nhưng thực tế họ lại chưa sử dụng các dịch vụ này.

Thứ tư, các hoạt động hỗ trợ người đồng tính nữ hiện có đã mang màu sắc của CTXH, đặc biệt là với các dịch vụ như tư vấn tâm lý, nâng cao năng lực, kết nối và vận động chính sách. Tuy nhiên, các dịch vụ vẫn thể hiện một số hạn chế, chưa đảm bảo về mô hình tổ chức cũng như một số nguyên tắc thực hành của CTXH.

Từ đây, luận văn cũng đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp của các dịch vụ để người đồng tính nữ có được sự hỗ trợ tốt hơn từ những dịch vụ công tác xã hội.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Không chi góp phần làm phong phú hơn tri thức về người đồng tính nữ – một nhóm đối tượng yếu thế được xem là vẫn ẩn chứa nhiều bí ẩn, kết quả nghiên cứu được hi vọng sẽ là thông tin nền, giúp người cung cấp dịch vụ có cơ sở để cải thiện chất lượng dịch vụ hỗ trợ, nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ cho người đồng tính nữ.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Dịch vụ CTXH với các nhóm thiểu số tính dục ở Việt Nam hiện nay

- Chăm sóc sức khỏe tâm thần và sức khỏe sinh sản cho người đồng tính nữ ở Việt Nam.

- Bạo lực giữa các cặp đôi đồng tính

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

- Nguyễn Tuấn Anh, Lê Thị Mai Trang. 2014. Nhu cầu và mức độ tiếp cận của người đồng tính nữ đối với dịch vụ Công tác xã hội. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế: “Thực tiễn và Hội nhập trong phát triển Công tác xã hội ở Việt Nam”. Hà Nội: NXB Thanh niên, tr.473-482.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Le Thi Mai Trang                    2. Sex: Female

3. Date of birth: 12/11/1990                         4. Place of birth: Nghệ An

5. Admission decision number: 885/QĐ -SĐH      Dated 25/04/2014

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: “The needs and access to support services of lesbians living in Ha Noi (a research based on social work perspective)”

8. Major: Social Work                                  9. Code: 60 90 01 01

10. Supervisors: Associate Professor Nguyen Tuan Anh - University of Social Sciences & Humanities, Faculty of Sociology

11. Summary of the findings of the thesis:

This thesis aims at studying the needs and access to support services of lesbians and analyzing the professional aspect of those social work services. Based on an online survey with 109 lesbians currently living in Hanoi, combined with in-depth interviews with 5 users and 5 service providers, the research has found a number of key points as follows:

- First, a great number of lesbians have been experiencing difficulties in life due to stigma and discrimination against homosexuality which occur in such different social spaces as workplaces, schools, clinics and home. They are indeed vulnerable subjects who should receive more attention from social work sector.

- Second, lesbians are in need of various types of social work services, especially psychological counsel, community connection and support to their parents and relatives. There have been a number of support services carried out in practice to meet those needs. However, there has been no corresponding services for such needs as health care and employment support.

- Third, a great number of lesbians do not know social work services currently available to support them. Generally, their access to support services remains rather low. In particular, many respondents really need counseling service and/or family support service, but they actually have not accessed to these ones yet.

- Fourth, the support services have been social work aspects, especially with such services as psychological counsel, capacity building, community connection and advocacy. However, the services still show some limitations in facilitating and carrying out the principles of social work practice.

The thesis also suggests some recommendations to enhance the quality and quantity of support services so that the lesbians can enjoy better qualified social work ones.

12. Practical applicability, if any:  

The research results contribute not only to enrich the knowledge about lesbians who are still mystery subjects but also to improve the quality and quantity of socal work services for lesbians. 

13. Further research directions, if any:

- Social work services for sexual minority groups in Vietnam  

- Mental health care and reproductive health care for lesbians in Vietnam.

- Dating violence among same-sex couples

14. Thesis-related publications:

- Nguyễn Tuấn Anh, Lê Thị Mai Trang. 2014. The needs and access to social work services of lesbians (Nhu cầu và mức độ tiếp cận của người đồng tính nữ đối với dịch vụ Công tác xã hội). International Conference Publishcation: “Reality and Intergration of Social Work Development in Vietnam”. Hà Nội: NXB Thanh niên, pg.473-482.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây