TTLV: Những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Myanmar từ năm 2011 đến nay.

Thứ hai - 10/11/2014 03:52

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: DƯƠNG THỊ NGỌC VÂN                       

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 23/04/1979

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 2797/QĐ-XHNV-SĐT Ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: (Không có)

7. Tên đề tài luận văn: Những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Myanmar từ năm 2011 đến nay.

8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế;                                     

9. Mã số: 60 31 02 06

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Mạnh Dũng – Viện Nghiên cứu lịch sử Việt Nam.

11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Myanmar, một quốc gia thuộc Đông Nam châu Á đang từng bước chuyển mình, hội nhập sâu hơn với cộng đồng quốc tế, đặc biệt từ năm 2011 đến nay. Myanmar có được như ngày hôm nay, tạm gọi là thành công bước đầu là nhờ rất nhiều nhân tố bao gồm cả yếu tố nội lực và cả những tác động bên ngoài. Những nhân tố này đã tác động mạnh mẽ, làm thay đổi chính sách đối ngoại của Myanmar. Khi nghiên cứu về những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Myanmar, nhất là giai đoạn từ năm 2011 đến nay đã giúp tác giả có những hiểu biết nhất định về đất nước, tình hình chính trị và chính sách đối ngoại của Myanmar; về cách Myanmar tiếp cận với thế giới nói chung và với các quốc gia lớn, với các tổ chức quốc tế nói riêng. Đồng thời, cũng hiểu thêm về “cái nhìn” của các nước lớn, các tổ chức quốc tế cũng như mối quan hệ thân tình giữa cộng đồng các quốc gia ASEAN dành cho Myanmar. Bên cạnh đó, Luận văn đã nghiên cứu làm rõ một số vấn đề sau:

Một là, những nhân tố dẫn đến sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Myanmar. Luận văn đã làm rõ những nhân tố về kinh tế, chính trị trên thế giới, trong khu vực và trong chính nội bộ đất nước Myanmar đã làm thay đổi trong chính sách đối ngoại của Myanmar. Từ những nhân tố đó, có thể đánh giá được những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Myanmar mang tính tích cực hay tiêu cực và vai trò của Myanmar với thế giới và trong khu vực.

Hai là, những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Myanmar từ năm 2011 đến nay. Luận văn đã phân tích những thay đổi trong chính sách kinh tế đối ngoại của Myanmar, trong đó để cập đến những thay đổi tình hình chính trị nội bộ, thay đổi diện mạo về kinh tế, văn hóa xã hội. Đồng thời phân tích tương tác trong thay đổi chính sách đối ngoại giữa Myanmar với cộng đồng ASEAN và các quốc gia thuộc khối, giữa Myanmar với các quốc gia Đông Bắc Á (trong đó có Trung Quốc), giữa Myanmar với người bạn láng giềng lớn mạnh là Ấn Độ, giữa Myanmar với Hoa Kỳ, với EU và một số quốc gia thuộc EU… Bằng những phân tích, nhận định, có dẫn chứng, Luận văn chỉ ra các mối quan hệ giữa Myanmar với các quốc gia, thực thể trên; đồng thời có thể dự báo về tương lai trong quan hệ đối ngoại giữa Myanmar với các quốc gia, thực thể đó.

Ba là, những kết quả bước đầu mà Myanmar đã đạt được và dự báo về một tương lai gần của Myanmar. Luận văn đã phân tích những thành tựu tạm gọi là bước đầu trong công cuộc “cải cách vẫn còn tiếp diễn” ở đất nước Chùa Vàng này. Luận văn đưa ra dự đoán về một Myanmar trong tương lai với những kịch bản khác nhau. Phân tích quan hệ đối ngoại tương tác giữa Myanmar với các quốc gia, thực thể đã đề cập trên, cộng với tư duy biện chứng về sự vận động trong quan hệ quốc tế trên toàn thế giới để nhận định về triển vọng trong quan hệ đối ngoại của Myanmar.

Myanmar vốn được ví là “mảnh đất vàng cuối cùng của châu Á”, việc tiếp cận những thông tin về Myanmar không phải là nhiều, nhất là trong lĩnh vực đối ngoại của một quốc gia đã từng bị cộng đồng quốc tế bao vây, cô lập hàng chục năm. Với cách tiếp cận và với mục tiêu nghiên cứu của mình, tác giả mong rằng, kết quả của luận văn sẽ có những ý nghĩa nhất định.

12. Hướng nghiên cứu tiếp theo:

Với những thay đổi trong chính trị nội bộ, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, kết hợp với quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng của Myanmar, đất nước “Chùa Vàng” này sẽ có những bước phát triển đáng khích lệ. Việc nghiên cứu về Myanmar nói chung và đặc biệt là những cải cách mà lãnh đạo đất nước này đã tiến hành qua các thời kỳ cùng với những hướng đi tiếp theo trong chính sách đối ngoại của Myanmar sẽ mang lại ý nghĩa lý luận không nhỏ trong thời gian tới.

Chính sách đối ngoại của Myanmar phụ thuộc rất lớn vào những cải cách mà lãnh đạo đất nước này đang nỗ lực tiến hành. Giai đoạn này cũng mới chỉ là bước đầu của công cuộc cải cách. Việc chính quyền đương nhiệm Thein Sein có những hướng đi tích cực hay tiêu cực, cùng với hướng đấu tranh của các đảng đối lập sẽ tác động rất lớn đến tương lai đất nước Myanmar nói chung và chính sách đối ngoại của Myanmar nói riêng. Nếu có điều kiện, tác giả sẽ thực hiện nghiên cứu về vấn đề này trong tương lai.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn (không có)

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: DUONG THI NGOC VAN                2. Sex: Female

3. Date of birth: 23/4/1979                                  4. Place of birth: Ha Noi, Viet Nam

5. Admission decision number: 2797/QĐ-XHNV-SĐH, Dated 28th December 2012 of The Rector, The University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University

6. Changes in academic process:

7. Research theme: Myanmar’s changes in external policy since 2011.

8. Major: International relation                              9. Code: 60 31 02 06

10. Supervisors: Ph.D Nguyen Manh Dung.

11. Summary of the findings of the thesis - Scientific scientific instructor: Institute of History

12. Summary of research results:

Myanmar, one of Asean countries, is undergoing vigorous change, more intensively integrating into international community, especially since 2011 up to now. Myanmar with its achievements today, temporarily called initial success, thanked to many factors including internal force and external impacts. Theses factors have made strong influences, changed Myanmar’s external policies. The study in its changes in external policy, especially the period since 2011 has helped the author know more about the Myanmar, its politics and external policy; about the way it integrate into the world in general and the big countries, international organizations in particularly. Simultaneously, the author also know more about the “attitude” of such big countries, international organizations as well as friendly relations of the ASEAN countries for Myanmar. In addition, the Thesis has researched to clarify following issues:

Firstly, the factors resulted in the changes in Myanmar’s external policy. The Thesis has clarified the factors regarding economy, politics in the world, in the region and in Myanmar itself which have made changes in Myanmar’s external policy. By such factors, the changes in Myanmar’s external policy can be evaluated that positive or negative and the role of Myanmar in the world and in the region.

Secondly, the changes in Myanmar’s external policy since 2011 up to now. The Thesis has analyzed the changes in Myanmar’s external economic policy, including the changes in its internal politics, changes in appearance in respect of economy, culture and society. At the same time the interactive analysis has been made for the changes in external policy between Myanmar and ASEAN community and among the ASEAN countries, between Myanmar and Northeast Asian countries (including China), between Myanmar with India which the big neighbouring country, between Myanmar with United State of America, with EU and some other countries in EU… By mean of analysis, comment with cites, the Thesis pointed out the relations between Myanmar and such countries, entities; simultaneously, the future of such external relations between Myanmar and such countries, entities can be predicted.

Thirdly, initial achievements and predictions about the near future of Myanmar. The Thesis analyzed achievements which temporarily called the initial step of a “continuing innovation” of the land of golden pagoda. Moreover, the thesis mentioned about the different predictions about the future of Myanmar. By analyzing the interactive relation between Myanmar and the aforementioned countries, entities, together with dialectical thoughts about the movements in the worldwide international relation to forecast about prospects in Myanmar’s external relations. 

Although Myanmar was called as “the last golden land in Asia”, information about Myanmar is not much, especially information about the   external policy of the country which was blockaded and isolated by international community for decades. The author expects that, thanks to the approaches and purposes of research, results of the thesis will provide significant meanings.

13. The next step of research:

Thanks to the changes in internal politics, economic development, socio-cultural development, in combination with its deeper and wider international integration, “The land of golden pagoda” will achieve encouraging developments. The research in Myanmar in general and especially, the innovations which Myanmar has carried out for periods, together with the next steps in its external relations, will create  significant theoretical meanings in the coming time.

Myanmar’s external relations mostly depend on the innovations being attempted by its leaders. This is the first period of the innovation. The positive or negative movements by the standing Thein Sein Administration, together with the struggle of opposition parties will have a significant impact on the future of Myanmar in general, and its external policies in particular. The author, if applicable, will make research in this issue in the future.

14. The published works relating to this thesis (none)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây