TTLV: Vần, nhịp và phương thức tạo nghĩa trong ngôn ngữ thơ lục bát Đồng Đức Bốn.

Thứ tư - 17/12/2014 01:41

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Phạm Thu Hoài     

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 28/4/1987                                                                                            

4. Nơi sinh: Tuyên Quang

5. Quyết định công nhận học viên số:1883/2010/ QĐ-XHNV-SĐH Ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Vần, nhịp và phương thức tạo nghĩa trong ngôn ngữ thơ lục bát Đồng Đức Bốn.

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học             Mã số: 60 22 02 40

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Phương Thùy

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

- Thơ là nghệ thuật ngôn từ hết sức độc đáo. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ trong ngôn ngữ, là ngôn ngữ có tính thẩm mĩ. Đặc trưng của ngôn ngữ thơ chủ yếu được thể hiện ở các bình diện ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa và ngữ pháp, trong đó, bình diện ngữ âm có vai trò hết sức quan trọng. Thơ lục bát là thể thơ truyền thống, là nhịp thở của tâm hồn người Việt được lắng lọc từ ca dao, kết tinh ở Truyện Kiều và tiếp tục được làm mới qua tài năng của các nhà thơ hiện đại, trong đó có Đồng Đức Bốn.      

- Đồng Đức Bốn có sở trường với các thể thơ truyền thống và ông đã thăng hoa từ lục bát. Đến với lục bát, một mặt, Đồng Đức Bốn trở về với cái mạch nguồn của dân tộc, cái nhịp thở nhẹ nhàng, sâu lắng của giống nòi nhưng mặt khác, ông cũng rất có ý thức vượt thoát khỏi cái nhẹ nhàng, đều đều đã trở thành quen thuộc của thể thơ. Cách tổ chức vần thơ của Đồng Đức Bốn vừa tuân thủ theo nguyên tắc hài hòa âm thanh của thi luật truyền thống vừa có sự nới rộng làm rạn nứt sự hoà âm ở các yếu tố tham gia hiệp vần gồm thanh điệu, âm cuối và âm chính, tạo nên một kiểu hoà âm mới không hoàn toàn bị gò bó. Cách tổ chức nhịp thơ trong lục bát Đồng Đức Bốn vừa kế thừa vừa sáng tạo cách tân, có sự đổi mới so với thi luật truyền thống. Vần và nhịp cùng với phối thanh có mối quan hệ chế ước lẫn nhau hình thành nhạc điệu, một thứ nhạc điệu mới có tính đặc thù, rất Đồng Đức Bốn. Trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn, nhịp là kết quả hoà phối vần thơ và phối thanh (điệu).

- Lục bát Đồng Đức Bốn giàu chất thơ, có hàm lượng thông tin thẩm mĩ nên có sức ám ảnh người đọc. Đồng Đức Bốn đã tạo lập ngữ nghĩa cho lục bát bằng các biện pháp tu từ và xây dựng hệ thống hình ảnh thơ đặc sắc, đa dạng. Bằng các biện pháp tu từ nổi trội như so sánh tu từ, điệp và đối, nhà thơ đã đem đến cho người đọc những thông điệp thẩm mĩ, thể hiện những cung bậc tình cảm, những chiêm nghiệm suy tư về cuộc sống, về phận người. Các hình ảnh thơ của Đồng Đức Bốn giản dị, gần gũi nhưng có sức gợi dẫn nhiều vấn đề bản thể của tồn tại, của đời sống nhân sinh, của phận người. Hơn nữa, ngôn ngữ thơ lục bát Đồng Đức Bốn, trong nhiều trường hợp là ngôn ngữ trong ngôn ngữ qua những hiện tượng mới lạ trong sử dụng từ ngữ, cụm từ và câu thơ. Những hiện tượng bất thường về ngôn ngữ góp phần làm nên cá tính ngôn ngữ thơ lục bát Đồng Đức Bốn.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Về mặt thực tiễn, các kết quả của luận văn còn giúp người đọc thấy được những đóng góp của Đồng Đức Bốn trong việc làm mới thể thơ lục bát. Qua trường hợp Đồng Đức Bốn, chúng ta khẳng định thể thơ lục bát sẽ trường tồn và phát triển không ngừng bởi  nó còn tiềm ẩn nhiều điều mới lạ trong thi pháp và sẽ được các thế hệ nhà thơ như Đồng Đức Bốn và các thế hệ tiếp nối khai phá, bồi đắp.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiếp tục tìm hiểu, khảo sát, phân tích vần, nhịp và phương thức tạo nghĩa trong thơ tiếng Việt ở một số giai đoạn nhất định.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Pham Thu Hoai                          2. Sex: Female

3. Date of birth: 28/4/1987                              4. Place of  birth: Tuyen Quang

5. Admission decision number: 1883/2010/ QĐ-XHNV-SĐH, dated 21/10/2010

6. Changes in academic process:

7. Official thesis title: Rhyme, rhythm and method of creating meaning in “Luc Bat” poetry of Dong Duc Bon poet.

8. Major: linguistics                                        9. Code: 60 22 02 40

10. Supervisors: M.A Nguyen Thị Phuong Thuy

11. Summary of the findings of the thesis:

- Poem is the art of words; the language of poetry is the aesthetic language. The features of the language of poetry are mainly expressed in the phonetic level, lexical - semantic and grammar, in which the phonetic is very important. “Luc Bat” is a traditional poetry, it was from folk, crystallized in the “Kieu story” and refreshed by modern poets, including Dong Duc Bon poet.

- Dong Duc Bon good at tradition of poetry and he is excellent in “Luc bat”. By “Luc bat” poems, he returned the original of country, and he was also very conscious to pass the gentle and regular which has become familiar. He not only complies with the principle of harmonious sounds of traditional but also widens, it cracks harmonize and creates a new type of harmony which is not completely bound. He has inherited and innovated. He created a new rhythm with particularity.

- The poems of Dong Duc Bon consist of aesthetics information. So they are very obsessive reader.  He creates the meaning for “Luc bat” by rhetoric and unique image, diversity. Through the rhetoric method, the poet has given readers the message aesthetic, reflecting the emotional highs and lows, the contemplative reflection about life. His poetic is simple and close but they make us connect to problems of existence, of human life. Furthermore, the unusual phenomenon of language contributes to personality language in his poems.

12. Practical applicability, if any:

At a practical applicability, this thesis helps readers see the contribution Dong Duc Bon in the innovation “Luc bat” poetry. Furthermore, we affirm “Luc bat” poetry will be exist develop by the generation of poets such as Dong Duc Bon and the next generation.

13. Further research directions, if any:

Continue to study, analyze rhyme, rhythm and methods of creating meaning in Vietnamese poetry in a certain stages.

14. Thesis-related publications: Nil

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây