TTLV: Can thiệp cho một trường hợp trẻ vị thành niên có hành vi nhổ tóc

Thứ sáu - 16/10/2020 03:48

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Tân Mỹ                                     2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 06/04/1995

4. Nơi sinh: Cổ Tiết – Tam Nông – Phú Thọ

5. Quyết định công nhận học viên số: 3058/2018/QĐ-XHNV-ĐT, ngày 24 tháng 10 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Can thiệp cho một trường hợp trẻ vị thành niên có hành vi nhổ tóc.

8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng                                      Mã số: 8310401.02

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hằng

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

 Can thiệp cho một trường hợp trẻ vị thành niên có hành vi nhổ tóc cho thấy một số vấn đề như sau:

Hành vi nhổ tóc của thân chủ trong ca trị liệu được chẩn đoán phân biệt với rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) vì khi thân chủ ý thức được việc nhổ tóc thì thân chủ sẽ không nhổ nữa. Ngoài ra, hành vi nhổ tóc diễn ra do những nguyên nhân đó là khi thân chủ gặp căng thẳng, gây sự chú ý và hình thành hành vi một cách tự động như một thói quen. Hành vi này có thể trị liệu thông qua hành vi thay thế, các kĩ thuật trương lực cơ hoặc thư giãn,...Tuy nhiên, tất cả các kĩ thuật sẽ không có tác dụng nếu thân chủ không kiên trì tập luyện cho đến khi chấm dứt được hành vi và vấn đề sẽ hoàn toàn có thể khởi phát trở lại.

Hành vi nhổ tóc cho thấy có hiệu quả tốt hơn đối với liệu pháp nhận thức hành vi bởi vì thân chủ khi có hành vi nhổ tóc thường sẽ có những cảm giác tự ti, xấu hổ, đánh giá không tốt về bản thân thậm chí chán ghét bản thân mình. Thân chủ còn có thể sử dụng việc nhổ tóc như một công cụ để gây sự chú ý và hướng sự quan tâm của người khác đến bản thân mình. Vì vậy với liệu pháp hành vi nhận thức, thân chủ sẽ được hỗ trợ để nhìn nhận vấn đề ở các chiều cạnh khác nhau, thay đổi nhận thức về giá trị bản thân và những người khác. Từ đó tạo động cơ để thực hiện giảm nhẹ hoặc chấm dứt hành vi.

Ca lâm sàng cho thấy hành vi nhổ tóc có kết hợp với lo âu và đi kèm với việc thiếu kĩ năng quản lý cảm xúc, vì vậy, cần đánh giá lo âu và thực hiện can thiệp về lo âu cũng như đánh giá thêm về kĩ năng quản lý cảm xúc và đưa vào mục tiêu trị liệu (nếu có).

Sự tham gia hỗ trợ của gia đình có ý nghĩa quan trọng trong việc khuyến khích và tạo động lực để thân chủ duy trì thực hiện các kĩ thuật tại nhà nhằm chấm dứt hành vi nhổ tóc. Ngoài ra, mỗi thành viên trong gia đình (bao gồm những người lớn trong nhà như ông, bà, bố, mẹ, cô, chú,..,) có những kĩ năng quản lý cảm xúc tốt sẽ góp phần giảm thiểu những hành vi không mong đợi ở thân chủ.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

            Với những kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã thực hiện đầy đủ quy trình của một nghiên cứu trường hợp. Phương pháp và những kĩ thuật trị liệu được áp dụng trong luận văn như một tài liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà tâm lý lâm sàng và cung cấp thêm một bằng chứng thực tiễn về sự hiệu quả của liệu pháp nhận thức hành vi khi can thiệp cho những thân chủ có hành vi nhổ tóc.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:  Không

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

INFORMATION OF MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Tan My                                                      2. Sex: Female

3. Date of birth: April 6, 1995                                   

4. Place of birth: Co Tiet – Tam Nong – Phu Tho

5. Decision of student recognition No: 3058/2018/QĐ-XHNV-ĐT, dated October 24, 2018 of the Director of University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in training course: No                                                              

7. Official thesis title: Intervention for a minor case have hair pulling behavior.

8. Major: Clinical psychology                                                         Code: 8310401.02

9. Supervisors: Prof. Dr. Nguyen Thi Minh Hang

10. Summary of the the findings ò the thesis:

          Intervention for a minor case have hair pulling behavior shows some of the following problems:

          The client's hair pulling behavior during the therapy case is distinguished from obsessive compulsive disorder (OCD) because when the client is aware of pulling hair, the client will no longer pluck. In addition, hair pulling occurs due to reasons such as when the client is under stress, attracting attention and automatically forming behavior as a habit. This behavior can be treated through alternative behavior, muscle tone or relaxation techniques,...However, all techniques will not work if the client does not persistently practice until the behavior is stopped and the problem can completely arise again.

          Hair pulling has been shown to have a better effect on cognitive behavioral therapy because the client pulling hair will often have feelings of inferiority, shame, bad self-esteem, even hate myself. The client may also use pulling hair as a tool to draw attention and direct other people's attention to himself. So with cognitive behavioral therapy, clients will be supported to see the problem from different perspectives, change the perception of self-worth and others. Thereby creating incentives to perform mitigating or terminating behavior.

          The clinical case showed that hair pulling is associated with anxiety and a lack of emotional management skills, so it is important to assess anxiety and implement anxiety interventions as well as further evaluation of emotional management skills and inclusion in therapeutic goals (if any).

          Family involvement is important in encouraging and motivating the client to maintain home-based techniques to stop pulling hair. In addition, each family member (including adults in the family such as grandparents, grandparents, parents, aunts, uncle, etc.,) has good emotional management skills that will contribute to minimizing behavioren do not expect from the client.

11. Practical applicability

          With the results obtained from the theoretical and practical research process, the thesis has fully implemented the process of a case study. Therapeutic methods and techniques are applied in the thesis as a useful reference for clinical psychologists and provide additional empirical evidence on the effectiveness of cognitive behavioral therapy when intervening for clients who are pulling hair.                   

12. Further research directions:  No

13. Thesis-related publications:   No

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây