Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thanh Hà 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 02/01/1984
4. Nơi sinh: Toàn Thắng- Kim Động- Hưng Yên
5. Quyết định công nhận học viên số: 3379/2017/QĐ-XHNV- ĐT, ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Cảm nhận hạnh phúc của trẻ em lứa tuổi tiểu học
8. Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60310401
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trương Thị Khánh Hà
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc của trẻ em lứa tuổi tiểu học được thực hiện trên 156 trẻ em lứa tuổi 8 và 10 của trường Tiểu học dân lập Lê Qúy Đôn năm học 2018-2019. Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận và bộ công cụ của dự án Children World Điều tra quốc tế về hạnh phúc của trẻ em (ISCWeB).
Kết quả cho thấy, điểm trung bình cảm nhận hạnh phúc của toàn bộ khách thể là 8,31. Trong đó điểm trung bình cảm nhận hạnh phúc của trẻ em gái là 8,84 và trẻ em trai là 8,18. So sánh theo lứa tuổi, cảm nhận hạnh phúc của trẻ 8 tuổi và 10 tuổi lần lượt là 8,39 và 8,20. Mặc dù có sự chênh lệch về điểm trung bình cảm nhận hạnh phúc của trẻ theo tuổi và giới nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu báo cáo điểm cảm nhận hạnh phúc ở gia đình của trẻ 8 tuổi (ĐTB = 8,63) cao hơn so với ở trẻ 10 tuổi (ĐTB = 8,23) một cách có ý nghĩa về mặt thống kê, đặc biệt là ở các items về sự quan tâm của các thành viên trong gia đình, mức độ tham gia của trẻ em trong gia đình và thời gian vui vẻ trong gia đình. Ngoài ra, cảm nhận hạnh phúc ở gia đình của trẻ em nữ (ĐTB = 7,83) cao hơn trẻ em nam (ĐTB = 7,53) một cách có ý nghĩa thống kê, phần lớn do trẻ em nữ cảm thấy những người sống cùng quan tâm và lắng nghe các em nhiều hơn. Khi xem xét một số yếu tố ảnh hưởng khác đến cảm nhận hạnh phúc của trẻ ở gia đình, kết quả cho thấy cảm nhận hạnh phúc gia đình có tương quan nghịch với số lần trẻ bị trêu chọc bởi anh/chị/em trong gia đình (r = -0,238), và có tương quan thuận với sự hài lòng với những người họ hàng không sống cùng với trẻ (p= 0,16).
Có sự khác biệt về trung bình điểm cảm nhận hạnh phúc giữa nhóm trẻ em có bố mẹ đi làm xa và nhóm trẻ bố không đi làm xa. Cụ thể là, cảm nhận hạnh phúc ở trường học của nhóm bố mẹ đi làm xa (ĐTB = 7,18) thấp hơn cảm nhận hạnh phúc ở gia đình của nhóm trẻ có bố không đi làm xa (ĐTB = 8,05). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê và tương đồng với một số nghiên cứu khác về ảnh hưởng của tình trạng bố mẹ đi làm ăn xa tới chất lượng cuộc sống của trẻ.
Điểm trung bình cảm nhận hạnh phúc của trẻ ở trường học là 8,04, trong đó điểm cảm nhận hạnh phúc ở trường học của trẻ em 8 tuổi (ĐTB= 7,99) cao hơn trẻ em 10 tuổi (ĐTB= 7,29) và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê. Đặc biệt, trẻ 8 tuổi cũng báo cáo mức độ được các thầy cô lắng nghe và xem xét các ý kiến cao hơn trẻ 10 tuổi một cách có ý nghĩa thống kê. 88,46% trẻ phản hồi mức độ hài lòng phần lớn và rất hài lòng với những điều trẻ được học ở trường. Điều này cho thấy các nội dung học tập tại trường đủ hấp dẫn và thỏa mãn nhu cầu học tập của trẻ. Về mối quan hệ bạn bè, phần lớn trẻ 8 tuổi (89%) và trẻ 10 tuổi (85,1%) hài lòng với những bạn khác trong lớp từ mức 5 đến mức 10 trong thang điểm 10. Bằng mô hình hồi quy, nghiên cứu chỉ ra cảm nhận hạnh phúc ở trường học của trẻ chịu ảnh hưởng lớn bởi 4 yếu tố là “sự hỗ trợ giúp đỡ của các bạn trong trường”, “thầy cô giáo lắng nghe và xem xét những gì em nói”, “em cảm thấy an toàn ở trường” và “có nhiều khoảng thời gian vui vẻ trong lớp học”.
Cảm nhận hạnh phúc về cuộc sống nói chung của trẻ 8 và 10 tuổi tương ứng là 8,21 và 8,37. Trong đó trẻ 8 tuổi hài lòng hơn với sức khỏe của mình và cảm nhận hạnh phúc hơn về những thành tích đạt được của bản thân hơn nhóm trẻ 10 tuổi một cách có ý nghĩa thống kê. Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc nói chung của trẻ bằng thuật thống kê hồi quy cho thấy, biến số này ảnh hưởng bởi 5 items: 1) những thứ mà em có; 2) Sức khỏe của em; 3) Sự thân thiết với mọi người nói chung; 4) Sự an toàn của em nói chung và 5) Mọi việc em làm không kể ở nhà. Trong đó “Sự an toàn” và “Những thứ mà em có” là yếu tố ảnh hưởng lớn hơn so với 3 yếu tố còn lại.
Cảm nhận hạnh phúc của trẻ ở gia đình (ĐTB= 8,45) cao hơn so với cảm nhận hạnh phúc của trẻ ở trường học (ĐTB = 8,04) và cảm nhận hạnh phúc về cuộc sống nói chung (ĐTB= 8,29). Trong đó, cảm nhận hạnh phúc của trẻ ở trường học chiếm tỷ trọng đóng góp lớn hơn 2 yếu tố còn lại vào giá trị cảm nhận hạnh phúc của trẻ em trong quần thể nghiên cứu.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Với những kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã cung cấp một bức tranh thực trạng cảm nhận hạnh phúc của trẻ em lứa tuổi 8 và 10 tuổi tại trường tiểu học dân lập Lê Qúy Đôn và một số yếu tố có đóng góp ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của trẻ, cảm nhận hạnh phúc của trẻ ở gia đình, trường học và cuộc sống nói chung.
Cần tăng cường thiết lập và vận hành các quy chế nhằm thu thập và sử dụng các ý kiến của trẻ trong quá trình ra quyết định các việc có liên quan đến trẻ trong nhà trường. Chú trọng các hoạt động xây dựng và củng cố mối quan hệ bạn bè tích cực cho các học sinh trong trường học, xây dựng giải pháp hạn chế tình trạng đánh nhau, chia bè phái, phớt lờ như tăng cường các hoạt động ngoại khóa, giao lưu giữa các tổ, các lớp, các khối.
Người chăm sóc đặc biệt là cha mẹ cần tạo ra không khí vui vẻ hàng ngày trong gia đình. Chọn cách ứng xử, dạy bảo và giải quyết các vấn đề mà trẻ gây ra hoặc phải đối diện một cách bình tĩnh, tôn trọng ý kiến trẻ và giữ cho bầu không khí vui vẻ sẽ giúp trẻ có cảm nhận an toàn và hạnh phúc hơn ở gia đình. Từ đó, tạo sự tự tin và động lực hoàn thiện bản thân ở trẻ.
Chính phủ, chính quyền địa phương và các ban ngành cần tạo ra một môi trường thể chất, vật lý và trang thiết bị cơ sở hạ tầng đảm bảo an toàn cho trẻ. Các chiến lược phát triển nền kinh tế bền vững sẽ đóng góp quan trọng cho điều kiện chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ. Như kết quả nghiên cứu chỉ rõ cảm nhận hạnh phúc của trẻ được đóng góp bởi cảm nhận tích cực về những thứ trẻ có, về sự an toàn, sức khỏe và mối quan hệ thân thiết với mọi người xung quanh ngoài gia đình.
Dữ liệu nghiên cứu cũng cho thấy tầm quan trọng của việc trẻ em cần được nâng cao nhận thức về cảm nhận hạnh phúc của chính mình cũng như cần có cơ hội để tự báo cáo về quan điểm, ý kiến và mong đợi của bản thân. Để thực hiện được điều này, cần có sự kết nối, hỗ trợ và hợp tác giữa gia đình, nhà trường và các ban ngành địa phương trong mọi khía cạnh chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đặc biệt là trẻ em lứa tuổi tiểu học hướng đến nuôi dưỡng thế hệ trẻ tương lai tốt đẹp và hạnh phúc hơn.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION OF MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Thanh Ha 2. Sex: Female
3. Date of birth: 2nd January 1984
4. Place of birth: Toan Thang- Kim Dong- Hung Yen
5. Decision of student recognition No: 3379/2017/QĐ-XHNV- ĐT of the Principal of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in training course: None
7. Official thesis title: Children well being among primary school students
8. Major: Psychology Code: 60310401
9. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Truong Thi Khanh Ha
10. Summary of the theses results:
The study “Well-being among primary school students” is conducted on 156 children aged from 8 and 10 from Le Quy Don Private Primary School in the school year 2018-2019. The study uses the approach and toolkit of Children's Worlds, the International Survey of Children's Well-Being (ISCWeB).
The study results show that the mean (M) of well-being of the participants is 8.31, in which the mean of girls’ well-being is 8.84 and boys’ is 8.18. Compared by age, the well-being mean of 8- and 10-year-old children is 8.39 and 8.20 respectively. Although there are differences in the mean of children’s well-being by age and gender, these differences are not statistically significant.
The mean of 8-year-old children’s well-being at home (M= 8.63) is higher than that of 10-year-old children’s (M = 8.23). This is statistically significant, especially in the items about family members’ attention/care, children’s participation level in the family and fun time in the family. In addition, female children’s well-being score at home (M = 7.83) is statistically higher than male children’s (M = 7.53) largely because more female children feel that people in their family take care of and listen to them than male children. Regarding some other influential factors on children's well-being at home, the results show that mean of children’s well- being at home is negatively correlated with the number of times children are teased by their siblings (r = -0,238), and was positively correlated with their satisfaction with their relatives who do not live with them (p = 0.16).
There is also a difference in the well-being mean between the children whose parents work far away from home and the children whose parents do not work far away from home. Specifically, the mean of children’s well-being at school (M = 7.18) is lower than the latter’s (M = 8.05). This difference is statistically significant and is consistent with some other studies on the impacts of parents working away from home on the quality of life of children.
The mean on children’s well-being at school is 8.04, in which this data among 8-year-old children (M = 7.99) is higher than that among 10-year-old children (M= 7.29), and this difference is statistically significant. In particular, the number of 8-year-old children reporting that their ideas are listened to by teachers is statistically higher than that of 10-year-old children. 88.46% of surveyed children say that they are HAPPY and VERY HAPPY about what they learn at school. This shows that the learning content at school is attractive enough and satisfies the learning needs of children. Regarding friendships, most of 8-year-old children (89%) and 10-year-old children (85.1%) are happy about their relationship with their classmates, and this happiness falls in the range from 5 to 10 on a 10-point scale. By the regression model, the study shows that a child's sense of happiness at school is greatly influenced by four factors: "classmates’ support", "children’s ideas are listened to and considered by teachers", "feeling safe at school" and "having lots of fun in the classroom".
Well-being in general among 8- and 10-year-olds is 8.21 and 8.37 respectively, in which the number of 8-year-olds feeling more satisfied about their health and achievements is statistically higher than that of 10-year-olds. Looking at the influential factors on children's overall well-being by using regression analysis, we can see this variable is affected by 5 factors: 1) what children have; 2) Children’s health; 3) Closeness/ connection with people in general; 4) Children’s safety in general and 5) Doing things away from home. Number 1 and 4 are more influential than the other 3 factors.
The mean of children’s well-being at home is higher than that at school (M= 8.04) and in general (M = 8.29). In particular, the well-being of children at school accounts for more than 2 other factors contributing to the value of well-being of children in the study population.
11. Practical applicability:
With the results obtained from the literature review and field data collection, the thesis provides a picture of the current situation of well-being of children aged 8 and 10 years old at Le Quy Don private primary school and some factors contributing to children’s well-being at home, at school and in their life in general.
It is necessary to strengthen the establishment and operation of mechanism of collecting and using children's opinions in the process of making decisions on child-related matters at schools. It is important to focus on activities aiming to build and enhance positive friendships for students at school, work out solutions to reduce fighting, bullying, neglecting through extracurricular activities , interaction/ experience exchanges between groups and classes.
Caregivers, especially parents need to create a happy family atmosphere every day, choose how to behave toward children, how to teach/ educate children and how to solve problems that children cause or face in respectful ways will help them feel safer and happier at home. This will result in creating trust and motivation for children to improve themselves.
Governments at all levels need to create a safe physical environment (infrastructure) to ensure child safety. Strategies for sustainable economic development will make an important contribution to child care and education. As a result, research shows that children's well-being are strengthened by a positive sense of what they have, about safety, health and close relationships with people around and outside the family.
The research data also shows the importance of raising children’s awareness about their well-being as well as creating the opportunity for children to self-report on their views, opinions and expectations. To accomplish this, there is a need for connection, support and cooperation between families, schools and local departments in all aspects of child care, education and protection, especially for primary school children in order to help them with a better and happier future.
12. Further research directions, if any: None
13. Thesis-related publications: None
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn