Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Tuấn Anh 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 27/02/1984
4. Nơi sinh: Hai Bà Chưng, Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số:4295/2016/QĐ-XHNV-ĐT, ngày 16 tháng 12 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
7. Tên đề tài luận văn: Chiến lược sử dụng quyền lực mềm của Trung Quốc thời Đông Chu
8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế ; Mã số: 60 31 02 06
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Phạm Đức Anh, Phó trưởng Ban Khoa học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Đề tài này là đề tài đầu tiên nghiên cứu “quyền lực mềm” của người Trung Quốc thời kỳ Đông Chu nhằm hiểu rõ phương thức, tư duy về cách vận dụng quyền lực này của Trung Quốc trong lịch sử, từ đó có thể hiểu rõ hơn về chiến lược sử dụng quyền lực mềm của Trung Quốc hiện nay vì quyền lực mềm của Trung Quốc hiện đại là sự kế thừa và phát huy từ quá khứ. Nghiên cứu vấn đề này giúp Việt Nam có được cơ sở để rút ra bài học trong việc đối phó với quyền lực mềm của Trung Quốc cũng như trong việc xây dựng và triển khai quyền lực mềm của Việt Nam.
Đề tài chỉ ra: tại Trung Quốc, trong thời kỳ Đông Chu, khái niệm quyền lực mềm chưa trở thành lí luận, thậm chí các nước còn chưa nhận thức được về loại quyền lực này. Tuy nhiên, Đề tài cũng chỉ ra: Giai đoạn Đông Chu chính là thời kỳ xa xưa nhất trong lịch sử có xuất hiện những minh chứng, dấu hiệu của việc hình thành, xây dựng và phát triển chiến lược sử dụng quyền lực mềm của người Trung Quốc. Mặc dù không được gọi tên rõ ràng là quyền lực mềm như ngày nay, nhiều chiến lược của các quốc gia với mục đích xây dựng và triển khai quyền lực mềm đã trở nên phổ biến và phát huy tác dụng, thậm chí giá trị của những chiến lược đó còn được kế thừa, phát triển và được Trung Quốc sử dụng đến cả ngày nay.
Đề tài chỉ ra một số cách thức, biện pháp mà hiện nay Trung Quốc đang sử dụng vố là kế thừ, phát triển từ các chiến lược sử dụng quyền lực mềm từ thời Đông Chu, với mục đích để tăng cường quyền lực mềm của Trung Quốc trong cả đối nội và đối ngoại. Đối với Việt Nam, Trung Quốc gia tăng quyền lực mềm thông qua các công cụ chủ yếu như phổ biến văn hóa, tăng cường ngoại giao công chúng, xây dựng Học viện Khổng tử, dùng viện trợ kinh tế đi kèm các điều kiện chính trị… Việc này tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, tuy nhiên cũng đưa đến nhiều khó khăn, thách thức trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, an ninh đến kinh tế và văn hóa.
Đề tài cho thấy Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ trước mềm của Trung Quốc. Vì vậy, Việt Nam cần xây dựng một lộ trình mang tính bền vững với tầm nhìn dài hạn, xuyên suốt, phù hợp với đặc điểm, điều kiện ở trong nước và đặt trong mối tương quan với các nước láng giềng, trong khu vực và trên thế giới nhằm ứng phó và hạn chế với những tác động tiêu cực do việc Trung Quốc triển khai quyền lực mềm mang lại. Ngoài ra, Việt Nam cũng nên nắm bắt cơ hội để xây dựng và phát triển toàn diện sức mạnh mềm như một nguồn lực nhằm gia tăng thiện chí, sức hấp dẫn quốc tế và có khả năng bảo vệ lợi ích quốc gia trong các lĩnh vực thuộc chủ quyền lãnh thổ, lợi ích chính trị, kinh tế, chủ quyền văn hóa.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Cung cấp những luận cứ khoa học góp phần xây dựng chiến lược phòng chống tác động tiêu cực của quyền lực mềm của Trung Quốc cũng như xây dựng chiến lược sử dụng quyền lực mềm của Việt Nam, đóng góp một phần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Sự phát triển của lý luận và tư tưởng sử dụng quyền lực mềm của Trung Quốc từ thời cổ đại đến hiện đại; giải pháp sử dụng hiệu quả quyền lực mềm của Việt Nam trong thời kỳ hiện nay.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : NGUYEN TUAN ANH. 2. Sex: Male
3. Date of birth: 27/02/1984 4. Place of birth: Hanoi.
5. Admission decision number: 4295/2016/QĐ-XHNV-ĐT Dated: 16/12/2017.
6. Changes in academic process: none
(List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title: China's strategy of using soft power in the Eastern Zhou period
8. Major: International Relations 9. Code: 60 31 02 06
10. Supervisors Dr. Pham Đuc Anh, Deputy Director, Department of Science & Technology,
Vietnam National University, Hanoi
11. Summary of the findings of the thesis:
This is the first study done on the “soft power” of the Chinese people in the in the Eastern Zhou period in order to understand the method and the thinking on how this power has been used by China. Since modern Chinese soft power is inherited and promoted from the past, this study helps clarify China's current strategy of using soft power. Studying this issue also gives Vietnam a basis to draw lessons in dealing with China's soft power as well as in building and deploying its soft power.
The study shows that: in China, during the Eastern Zhou period, the concept of soft power had not become an official theory, even countries had not been aware of this kind of power. However, the study also points out: the Eastern Zhou period was the oldest time in history where there were evidences and signs of the formation, construction and development of the soft power strategy of the Chinese people. Despite of not being named soft power as it is today, many countries' strategies of building and deploying soft power have become popularized and proved effective. Even the value of such strategies have been inherited, developed and used by China to this day.
The study shows that a number of measures that China is currently using to boost its soft power in foreign and domestic affairs are inherently developed the Eastern Zhou period, with the purpose to enhance the soft power of China in both domestic and foreign affairs. For Vietnam, China applied its soft power through such key tools as cultural popularization, public diplomacy strengthening, establishing Confucius Institute, and using economic aid accompanied with key political conditions. This not only creates numerous opportunities for Vietnam, but also poses various difficulties and challenges in all fields, from politics, security to economy and culture.
The study also points out that Vietnam is considerably influenced by China's soft power. Therefore, Vietnam needs to build a sustainable roadmap with a long-term and transparent vision, consistent with the characteristics and conditions of the country. Vietnam should develop its roadmap while considering the relations with neighboring countries and those in the region and the world in order to deal with and limit the negative effects of China's soft power. In addition, Vietnam should also seize any opportunities to comprehensively build and develop its soft power to enable itself to protect national interests in various fields such as territorial sovereignty, politics, economy and cultural sovereignty.
12. Practical applicability, if any:
Providing scientific grounding to contribute to building a strategy to prevent the negative impacts of China's soft power as well as building a strategy to use Vietnam's soft power, making contributions to the cause of national construction and defense.
13. Further research directions, if any:
The development of Chinese theory and ideology using soft power from ancient times to modern times; effective solutions for Vietnam to use soft power in the current period
14. Thesis-related publications: none
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn