TTLV: Sự tham gia của Phật tử vào các khóa tu học tại Thiền viện Sùng Phúc – Hà Nội

Chủ nhật - 13/12/2015 21:30

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thu Hà                               

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 04/05/1991                                                   

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30/12/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Sự tham gia của Phật tử vào các khóa tu học tại Thiền viện Sùng Phúc – Hà Nội.

8. Chuyên ngành: Xã hội học                              Mã số: 60.31.03.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Thu Hương

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Nghiên cứu ban đầu đã đưa ra những đặc điểm chung nhất về nhóm Phật tử tham gia các khóa tu học tại Thiền viện Sùng Phúc. Phật tử tham gia phần đông là nữ giới, nhưng nam giới tham gia cũng đang dần chiếm một phần không nhỏ. Cơ cấu tuổi của nhóm Phật tử khá trẻ, sự tham gia các khóa tu học cũng đã được ổn định hóa theo sự tăng dần của độ tuổi. Các Phật tử tham gia bất kỳ khóa tu học nào cũng phải trải qua lễ sám hối, tọa thiền và nghe giảng Phật pháp. Phật tử tham gia các khóa tu học khá đều đặn, động cơ tu học của họ có khác nhau khi tham gia tu học nhưng đa phần đều muốn rèn luyện, tu dưỡng bản thân.

Tác giả đã phân tích các yếu tố như nhân khẩu, chi phí về thời gian và vật chất cùng với đặc điểm riêng của mỗi khóa tu ảnh hưởng thế nào đến sự tham gia của Phật tử. Từ đó cho thấy cơ cấu tham gia tu học của Phật tử rất đa dạng, mỗi khóa tu học đều thu hút một đối tượng Phật tử có đặc điểm nhất định.

Sự tham gia của Phật tử vào các khóa tu học tại Thiền viện Sùng Phúc đã góp phần quan trọng trong việc ổn định trật tự xã hội. Trong khi đạo đức xã hội đang ngày một đi xuống thì những lý lẽ Phật giáo trong các khóa tu học đã đem lại cho họ một suy nghĩ cũng như cách ứng xử tích cực hơn trong cuộc sống hàng ngày.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả mà luận văn đạt được có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu vai trò quan trọng của hình thức sinh hoạt tín ngưỡng là tu học đối với đời sống của người dân và với sự hoàn thiện nhân cách con người.

Từ đó giúp các hình thức sinh hoạt Phật giáo nói chung và hình thức tu học nói riêng phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình trong nâng cao nhận thức và giáo dục con người, góp phần vào công cuộc đào tạo con người mới đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu vai trò xã hội hóa của Đoàn Thanh niên Phật tử đối với thanh thiếu niên.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thu Ha                               2. Sex: Female

3. Date of birth: 04/05/1991                                  4. Place of birth: Ha Noi

5. Admission decision number: 2998/2013/QD-XHNV-SDH, Dated 30/12/2013 of the Rector of the University of Social Sciencens and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: The participation of Buddhist followers in the Buddhist courses at Sung Phuc Zen Monastery.

8. Major: Sociology                                               Code: 60.31.03.01

9. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Hoang Thu Huong

10. Summary of the findings of the thesis:

First of all, research printed out the most common characteristics of Buddhist followers participated in Buddhist courses at Sung Phuc Zen Monastery. Most of Buddhist followers are women, but men's participation is increasing. They are young, their participation in the Buddhist courses have been increased by the age. Any Buddhist courses participant also have to take part in rituals repentance, meditate and listen to Buddha-dharma. Buddhists followers participate in Buddhist courses fairly regular, their motives are different, but most of them want to train and cultivate themselves.

Author have studied and analyzed the influence of demographics, the cost of time, money and specific characteristics of each courses on the participation of Buddhist followers. That showing the participation of Buddhist followers is very diverse, each courses attracts objects with certain characteristics.

The participation of Buddhist followers in the Buddhist courses has an important contribution to the stability of social order. While social morals are trending downward, Buddha-dharmas of Buddhism brings more postitive attitude and social be haviors in our daily life.

12. Practical applicability, if any:

These results achieved may be used as reference for understanding the important role of religious practice like Buddhist courses attendance on the lives of the people and with the completion of human personality.

Thus it helps the religious practices form of Buddhism and the participation in Buddhist courses to promote better their role in raising awareness and educate people, to contribute to the training of people to meet the development requirements of modern society.

13. Further research directions, if any:

Research on the socialization role of Buddhist Youth Union for teenagers.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây