TTLV: Phật giáo Nam Tông trong đời sống văn hóa tinh thần người KHMER huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang

Thứ sáu - 07/02/2020 02:39

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hoa Nâu

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 7/1/1982

4. Nơi sinh: xã Nam Yên, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang

5. Quyết định công nhận học viên số: 3379/QĐ-XHNV-SĐH ngày 27/12/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI KHMER HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG

8. Chuyên ngành: Tôn giáo học định hướng ứng dụng

9. Mã số:  60220309 (UD)

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  TS. Võ Minh Tuấn

Chức danh khoa học: 

Học vị: Tiến sĩ; Cơ quan công tác: Học viện Ngân hàng

11. Tóm tắt các kết quả của luận văn: 

Kết cấu của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết, 18 tiểu tiết, không kể các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, và Phụ lục.

Chương 1: Khái quát về Phật giáo Nam tông ở Nam bộ và Kiên Giang

Chương 2: Huyện Giồng Riềng và ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông đối với đời sống văn hóa tinh thần người Khmer nơi đây

Chương 3: Phát huy vai trò của Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa tinh thần người Khmer huyện Giồng Riềng

Qua đó làm rõ được:

- Quá trình tiếp nhận Phật giáo Nam tông của người Khmer Nam bộ diễn ra song song với dòng chảy lịch sử của vùng đất Nam bộ, trong đó có Kiên Giang, và cùng với sự phát triển của dân tộc Khmer, Phật giáo Nam tông đã có sự phát triển và thay đổi. Trong đó, Phật giáo Nam tông luôn thể hiện được vai trò và vị trí của mình. Như trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ, Phật giáo Nam tông vừa là nơi giáo dục Phật tử lòng yêu nước, vừa là căn cứ cách mạng và là nơi lánh nạn cho đồng bào. Trong thời bình, Phật giáo Nam tông vừa là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Khmer, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho người Khmer, củng cố và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc góp phần làm phong phú thêm đời sống tôn giáo, dân tộc tỉnh Kiên Giang.

- Phật giáo Nam tông luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer, là nhân tố cốt lõi trong giá trị văn hóa Khmer. Từ vai trò quan trọng đó mà Phật giáo Nam tông có những ảnh hưởng nhất định đối với đời sống văn hóa tinh thần người Khmer. Sự ảnh hưởng đó có mặt tích cực và mặt hạn chế.

- Phật giáo Nam tông huyện Giồng Riềng không nằm ngoài dòng chảy chung của Phật giáo Nam tông, cho nên nó vừa mang đặc điểm chung vừa có tính đặc thù, đặc biệt là trong đời sống văn hóa tinh thần của tín đồ. Trong quá trình đó, sự tác động của nền kinh tế thị trường, sự phát triển của xã hội, sự tiếp nhận và giao lưu văn hóa đã làm thay đổi sự ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông đến đời sống văn hóa tinh thần người Khmer Giồng Riềng cả tích cực lẫn tiêu cực. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, đánh giá đúng các nguyên nhân sẽ đưa ra được những giải pháp đúng đắn cho việc phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế, loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo Nam tông đến đời sống văn hóa tinh thần người Khmer Giồng Riềng.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: 

Củng cố và phát huy tốt hơn vai trò của Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa tinh thần người Khmer huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Nguyễn Thị Hoa Nâu, “Phát huy vai trò của Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa tinh thần người Khmer huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang”, Tạp chí Công tác Tôn giáo, tháng 11/2019.

 

                                                               INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Hoa Nau

2. Sex: Female

3. Date of birth: 07/1/1982

4. Place of birth: Nam Bien, An Bien, Kien Giang

5. Admission decision number: 3379/QD-XHNV-SDH dated 19/12/2017 of Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi

6. Changes in academic progress: None

7. Thesis title: Theravada Buddhism in the cultural and spiritual life of the Khmer in Giong Rieng district, Kien Giang province

8. Major: Religion studies;                     Code: 60220309 (UD)

9. Supervisor: Dr. Vo Minh Tuan

10. Summary of thesis result:

The structure of the thesis consists of 3 chapters, 7 periods, 18 details excluding the Introduction, Conclusion, List of references and Appendix.

Chapter 1: Overview of Theravada Buddhism in the South and Kien Giang province

Chapter 2: Giong Rieng district and the influence of Theravada Buddhism on the cultural and spiritual life of the Khmer

Chapter 3: Promoting the role of Theravada Buddhism in the cultural and spiritual life of the Khmer in Giong Rieng district

Thereby clarifying:

- The process of receiving Theravada Buddhism of the Khmer in the Southern takes place in parallel with historical flow of the Southern region, including Kien Giang, along with the development of the Khrner, Theravada Buddhism has been developed and changed. In particular, Theravada Buddhism always shows its role and position. During the war against France and the United States, Theravada Buddhism was both a place of educating patriot Buddhists and a revolutionary base and a refuge for people. In peacetime, Theravada Buddhism is both a place for preserving the spiritual and cultural values ​​of the Khmer, a strong spiritual support to the Khmer, strengthening and preserving the national cultural identity, contributing to enrich religious and ethnic life in Kien Giang province.

- Theravada Buddhism always plays a leading role in preserving and promoting the Khmer cultural value, which is a core factor in the Khmer cultural value. From that important role, Theravada Buddhism has certain influences on the cultural and spiritual life of the Khmer. That influence has both positive and negative aspects.

- Therevada Buddhism at Giongrieng is not outside the general flow of  Therevada Buddhism, so it has both general characteristics and specific characteristics, especially in the spiritual and cultural life of believers. The impact of the market economy, the process of social development, the reception and cultural exchange have changed the influence of Theravada Buddhism on the cultural and spiritual life of the Khmer in Giong Rieng district. However, proper assessment of the causes will give right solutions for promoting the positive effects of Theravada Buddhism on the cultural and spiritual life of the Khmer in Giong Rieng district.

11. Practical applicability: Strengthening and promoting the role of Theravada Buddhism in the cultural and spiritual life of the Khmer in Giong Rieng district, Kien Giang province.

12. Further research directions: None

13. The published works are related to the thesis:

Nguyen Thi Hoa Nau, “Promoting the role of Theravada Buddhism in the cultural and spiritual life of the Khmer in Giong Rieng district, Kien Giang province”, Journal of Religious Affairs, November 2019.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây