TTLV: Hỗ trợ tâm lý cho một trường hợp người trưởng thành có hành vi tự tử

Thứ hai - 30/09/2019 02:51

1. Họ và tên học viên: Đàm Thị Thuỳ Chinh              2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 01/10/1995

4. Nơi sinh: Hào Phú – Sơn Dương – Tuyên Quang

5. Quyết định công nhận học viên số: 3379/2017/QĐ-XHNV- ĐT, ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Hỗ trợ tâm lý cho một trường hợp người trưởng thành có hành vi tự tử.

8. Chuyên ngành: Tâm lý lâm sàng                Mã số: Thí điểm

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Bùi Hồng Thái và Th.s Đoàn Thị HƯơng

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Hành vi tự tử  ở người trưởng thành có trầm cảm là bệnh lý tâm thần ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và tinh thần của thân chủ.

Qua các nghiên cứu tổng quan và quá trình thực hiện hỗ trợ - trị liệu ca lâm sàng trực tiếp trên thân chủ là người trưởng thành có hành vi tự tự và rối loạn trầm cảm chúng tôi thấy rằng vấn đề trầm cảm ở người trưởng thành có ý định và nỗ lực tự tử ở thân chủ là rất đáng lưu tâm. Đối với người trưởng thành có rối loạn trầm cảm và đặc biệt là có hành vi tự tử thì thân chủ cần thiết có những phiên tham vấn, trị liệu tâm lý để giúp giảm ý định tự tử ở thân chủ cũng như giảm các triệu chứng của trầm cảm.  

Dựa vào nghiên cứu  lý luận cũng như kết quả lượng giá trên thân chủ sau khi hỗ trợ và  quá trình giám sát lâm sàng chúng tôi thấy được hiệu quả của liệu pháp nhận thức hành vi và kỹ thuật kích hoạt hành vi trong hỗ trợ cho thân chủ có hành vi tự tử giúp thân chủ thay thế những niềm tin sai lệch về hình ảnh bản thân, thất bại trong các mối quan hệ, những lo lắng về không có mục đích sống bằng quá trình hình thành và  thực hiện các hoạt động có lợi cho bản thân, nâng cao nhận thức về vấn đề của chính mình,  tự điều chỉnh hành vi và cảm xúc của bản thân.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Hành vi tự tử ở người trưởng thành có trầm cảm diễn ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thân chủ. Bản thân các thân chủ khi có rối loạn trầm cảm thì việc nảy sinh các ý nghĩ tự tử và nỗ lực tự tử nhiều lần diễn ra rất phổ biến. Việc các thân chủ này chịu rất nhiều những thay đổi tiêu cực về mặt thể lý và tâm lý khiến cho những ý định về việc kết thúc cuộc sống trở nên mạnh mẽ. Bởi vì thế đối với hành vi tự tử ở người trưởng thành có trầm cảm cần thiết có những liệu pháp tâm lý để hỗ trợ thân chủ để kết thúc ý định tự tử và giảm các triệu chứng của trầm cảm. Và liệu pháp nhận thức hành vi trong đó có kỹ thuật kích hoạt hành vi có thể hỗ trợ tốt đối với các thân chủ có hành vi tự tử và trầm cảm. Liệu pháp nhận thức hành vi có lý luận vững chắc,  được nghiên cứu và thực hành đêm lại hiệu quả  trên thân chủ có trầm cảm và có ý định tự tử có thể dễ dàng áp dụng trong thực hành tâm lý lâm sàng.  

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:  Không

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

INFORM ATION OF MASTER’S THESIS

1. Full name:      Dam Thi Thuy Chinh                     2. Sex: Female

3. Date of birth: 01th October 1995                                  

4. Place of birth: Hao Phu – Son Duong – Tuyen Quang

5. Decision of student recognition No: 3379/2017/QĐ-XHNV- ĐT, of the Principal of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in training course: None                                                              

7. Official thesis title: Hỗ trợ tâm lý cho một trường hợp người trưởng thành có hành vi tự tử.

Psychological support for a case of an adult having suicidal behaviour.  

8. Major:  Clinical Psychology                        Code: Pilot

9. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Bui Hong Thai and Ms. Doan Thi Huong

10. Summary of the theses results:

To adults have depression as psychiatric illness, suicidal behaviours have direct influences to their lives and mentalities.

During general reseach and first-hand clinical supporting-therapeutic processes to the subject who is an adult having suicidal behaviours and major depression, we realised the problem of suicidal ideation and behavior in adult with depression is very important. To adults having depression disorder and especially suicidal behaviours, clients need psychological therapeutic counselling in order to reduce suicidal ideation as well as other symtoms of depression.

Base on theoretical research and evaluation results of client, after supporting and supervising processes we realised the effectiveness of cognitive-behaviour therapy and behaviour-facilating technique in supporting client with suicidal behaviours; it helps replacing false beliefs about their images, relationship failures and anxiety about purportlessness by forming and doing beneficial activities, raising client’s self-awareness about their own problems, regulating their own emotions and behaviours. 

11. Practical applicability:

 Suicidal behavior in depressed adults has a serious effect on clients. Clients themselves who experience depressive disorders have suicidal thoughts and repeated attempts to commit suicide. The fact that these clients suffer a lot of negative physical and psychological changes makes the intentions of ending life severe. Because of the suicidal behavior in depressed adults, psychological therapy is needed to support clients to end suicidal thoughts and reduce the symptoms of depression. And cognitive behavioral therapy, which includes behavioral activation techniques, can provide good support for clients with suicidal and depressive behaviors. Well-established cognitive behavioral therapy using for studying and researching shows effective in depressed and suicidal clients can be easily applied in clinical psychosocial practice.

12. Further research directions, if any: None

13. Thesis-related publications: None

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây