TTLV: Hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông (2002 - 2017)

Thứ hai - 30/09/2019 02:48

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Đặng Tuyên                               2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 05/8/1988

4. Nơi sinh: Thái Bình

5. Quyết định công nhận học viên số: 2769/QĐ-XHNV ngày 27/10/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không thay đổi

7. Tên đề tài luận văn: Hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông (2002 - 2017)

8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế ; Mã số: 60 31 02 06

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Minh - Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn đã đề cập đến vấn đề hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông giai đoạn 2002 - 2017 và cập nhật những thông tin liên quan vấn đề này đến thời điểm năm 2019. Trong hơn 50 năm hình thành và phát triển, trước những diễn biến thăng trầm của tình hình Biển Đông, song xu hướng phức tạp, khó lường hơn, ASEAN ngày càng nhận thức toàn diện và đầu đủ về tính chất phức tạp của vấn đề Biển Đông, nỗ lực tạo dựng các định chế làm nền tảng cơ sở pháp lý để thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực trong vấn đề Biển Đông giữa các quốc gia ASEAN như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC… Trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2017, các lĩnh vực hợp tác được chú ý gồm: hợp tác giải quyết tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông, hợp tác phân định biển, hợp tác khai thác chung, hợp tác tuần tra, diễn tập và phòng chống tội phạm trên biển và hợp tác bảo vệ tài nguyên, môi trường biển. Hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trên các lĩnh vực này đã đạt được một số kết quả tích cực, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.

Tuy nhiên, tiến trình hợp tác trong giai đoạn này cũng như trong thời gian tới sẽ chịu nhiều tác động đa chiều bởi những yếu tố như tình hình thế giới, khu vực, tình hình tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán ở Biển Đông, tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, tiến trình xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), hoạt động can dự của các nước lớn bên ngoài cũng như tình hình liên quan các vấn đề an ninh phi truyền thống ở Biển Đông. Do đó, triển vọng hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông thời gian tới sẽ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức và khó có thể đạt được những bước tiến dài; tuy nhiên có thể hi vọng rằng nỗ lực hợp tác của các bên sẽ góp phần thúc đẩy lòng tin, ngăn chặn xung đột để duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trong khu vực cũng như các quốc gia có lợi ích ở Biển Đông.

Trên cơ sở những nhận định, đánh giá về thực trạng và triển vọng hợp tác, luận văn đã đưa ra những khuyến nghị đối với Việt Nam cả trong từng lĩnh vực hợp tác cụ thể cũng như khuyến nghị mang tính chiến lược, thường xuyên liên quan vấn đề Biển Đông, góp phần bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích, an ninh quốc gia của Việt Nam.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu kham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về quan hệ quốc tế.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Trên cơ sở công trình nghiên cứu này, có thể tiếp tục nghiên cứu tổng thể hơn về tình hình hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông kể từ khi ASEAN được thành lập năm 1967 hoặc nghiên cứu tình hình hợp tác giữa ASEAN với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông kể từ khi ASEAN và Trung Quốc thiết lập quan hệ đối tác.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

- Nguyễn Đặng Tuyên (2019), “Hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế biển”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Kinh tế biển: Tiềm năng và khoảng trống chính sách”, Bộ Tài chính.

- Nguyễn Minh An (2017), “Thái độ của Singapore trong vấn đề Biển Đông”, Tạp chí Sự kiện và Nhân vật nước ngoài (282), tr 30 - 35.

- Thanh Tuyên (2017), “Một số kết quả nổi bật của Đối thoại Shangri-La 2017”, Tạp chí Sự kiện và Nhân vật nước ngoài (282), tr 54 - 59.

- Minh An (2016), “Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 28-29 và các hội nghị liên quan”, Tạp chí Sự kiện và Nhân vật nước ngoài (số 273), tr 45 - 51.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Nguyen Dang Tuyen.                 2. Sex: Male

3. Date of birth: 05/8/1988                                4. Place of  birth: Thai Binh

5. Admission decision number: 2769/QĐ-XHNV Dated Oct 27th 2017 by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: No changes

7. Official thesis title: Cooperation among ASEAN members on East Sea (2002 - 2017)

8. Major: International Relations                         9. Code: 60 31 02 06

10. Supervisors: Dr. Nguyen Thanh Minh - Vietnam Coast Guard

11. Summary of the findings of the thesis:

The thesis has mentioned cooperation among ASEAN members on East Sea issue in the period of 2002 - 2017 and updated information related to this issue until 2019. For more than 50 years of establishment and development, in the face of the ups and downs of the East Sea situation, ASEAN has been increasingly aware of the complexity of the East Sea issue in a comprehensive way, and endeavored to create institutions as a legal basis to promote cooperation in many areas in the East Sea issue among ASEAN members, such as the The Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia, Declaration on the Conduct of Parties in the East Sea (DOC), Guidelines for the Implementation of the DOC... In the period from 2002 to 2017, the outstanding fields of cooperation are included: cooperation in resolving disputes over sovereignty, sovereignty rights and jurisdiction rights in the East Sea; cooperation in maritime delimitation; cooperation in joint exploitation; cooperation in patrol, drill and crime prevention at sea; cooperation in protecting natural resources and marine environment. Cooperation among ASEAN members in these fields has achieved a variety of positive results, contributing to maintaining the environment of peace, stability, security, safety and freedom of navigation and overflight in the East Sea.

However, the process of cooperation in this period as well as the coming time has been affected by many factors, namely the global and regional situation, the situation of disputes over sovereignty, sovereignty rights, jurisdiction rights in the East Sea, the process of building the ASEAN Community, the process of developing a Code of Conduct in the East Sea (COC), the engagement activities of countries outside as well as the situation related to non-traditional security issues in the East Sea. Therefore, the prospect of cooperation among ASEAN members in the East Sea issue in the coming time will cope with many challenges which prevent ASEAN from reaching outstanding and practical achievements. In spite of that, the cooperative efforts of the countries will contribute to promoting trust and preventing conflicts to maintain peace, stability, security, safety and freedom of navigation in the East Sea, serving the socio-economic development of the countries in the region as well as the countries with interests in the East Sea.

Based on the comments and assessments on the status and prospects of cooperation, the thesis has made recommendations for Vietnam in both specific areas of cooperation as well as strategic recommendations concerning the East Sea issue, contributing to the protection of Vietnam's sovereignty, unity, territorial integrity, interests and national security.

12. Practical applicability, if any: The thesis can be used as a reference for research and teaching on international relations.

13. Further research directions, if any: Based on this research, it is possible to continue a more comprehensive study of the situation of cooperation among ASEAN members in the East Sea issue since ASEAN was established in 1967 or a study of the situation of cooperation between ASEAN with China in the East Sea issue since ASEAN and China established partnerships.

14. Thesis-related publications:

- Nguyen Dang Tuyen (2019), “International cooperation for marine economic development”, Proceedings of the National Workshop “Marine economy: Potentials and policy gaps” Finance Ministry.

- Nguyen Minh An (2017), “Singapore's attitude in the East Sea issue”, Journal of Foreign Characters and Events (vol 282), paged 30 - 35.

- Thanh Tuyen (2017), “Some outstanding results of the Shangri-La Dialogue in 2017”, Journal of Foreign Characters and Events (vol 282), paged 54 - 59.

- Minh An (2016), “The 28th and 29th ASEAN summits and related summits”, Journal of Foreign Characters and Events (vol 273), paged 45 - 51.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây