TTLV: Mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng

Thứ năm - 16/01/2020 21:51

 1. Họ và tên học viên: Ninh Bảo Khánh              2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 01/01/1993

4. Nơi sinh: Hoàn Kiếm – Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số 2415/2015/QĐ-XHNV ngày 13/10/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng

8. Chuyên ngành: Tâm lý học        Mã số: 15 03 53 49

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trương Thị Khánh Hà, Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Kết quả nghiên cứu cho thấy cảm nhận hạnh phúc, tính ái kỷ và lòng tự trọng đều thể hiện mức độ tương quan cao và có ý nghĩa giữa các thành tố của cảm nhận hạnh phúc (hạnh phúc cảm xúc, hạnh phúc tâm lý, hạnh phúc xã hội và cảm nhận hạnh phúc nói chung).

Nhìn chung, sinh viên đều đánh giá mức độ cảm nhận hạnh hạnh phúc, tính ái kỷ và lòng tự trọng ở mức trung bình trong đó phải kể đến điểm trung bình của lòng tự trọng (4,64) cao hơn tính ái kỷ (3,76). Từ đó cho thấy sinh viên trân trọng những giá trị, phẩm chất của cá nhân hơn là việc đề cao cái tôi ích kỷ, nghĩ bản thân vượt trội, kiêu ngạo…hơn so với người khác.

Mối tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng cho thấy, cả tính ái kỷ và lòng tự trọng đều thể hiện tính có ý nghĩa với cảm nhận hạnh phúc. Từ đó cho thấy qua sự yêu thương bản thân, trân trọng những giá trị, phẩm chất, có cái nhìn tích cực về bản thân mình…là điều quan trọng quyết định hạnh phúc chủ quan của mỗi cá nhân.

Sự khác nhau giữa sinh viên nam và nữ cũng biểu hiện rõ rệt. Sinh viên nam có xu hướng cảm thấy hạnh phúc khi được thể hiện phô trương cá nhân, sự vượt trội và có quyền hơn. Điều này khác so với sinh viên nữ khi số liệu thống kê cho thấy, các bạn sinh viên nữ lại đề cao giá trị cá nhân, những phẩm chất nhân cách, có cái nhìn tích cực về bản thân hơn để cảm thấy hạnh phúc.

Điều kiện kinh tế chưa hẳn đã là không hạnh phúc khi số liệu trong đề tài chúng tôi cho thấy, sinh viên có mức thu nhập dưới trung bình lại đa số cảm thấy hạnh phúc hơn so với sinh viên có mức thu nhập từ trung bình trở lên. Thực tế thì sinh viên đa phần đều có mức thu nhập thấp, chủ yếu là nhận trợ cấp từ gia đình và đi làm thêm lúc rảnh rỗi. Họ cảm thấy hạnh phúc bởi vì cái tôi, cá tính và sự khác biệt của họ được bạn bè, người thân chấp nhận và ủng hộ, điều này khiến họ cảm thấy hạnh phúc hơn.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận văn là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với các tổ chức, ban ngành, đoàn thể để đưa ra những giải pháp phù hợp khiến cho sinh viên cảm thấy hạnh phúc hơn.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Trong thời gian tới, các nghiên cứu của chúng tôi sẽ tập trung thêm vào lòng tự trọng quan hệ, lòng tự trọng dân tộc và tính ái kỷ cộng đồng, tính ái kỷ dân tộc.

  1. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Thang đo chỉ số Hạnh phúc (PWI) – Thử nghiệm trên mẫu sinh viên. Mã số: QG.17.04; PGS.TS. Trương Thị Khánh Hà chủ nhiệm. Tạp chí Tâm Lý Học, Số 6 (219), 6 – 2017

                                

                                                          INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: NINH BAO KHANH               2. Sex: Male

3. Date of birth: 1st January 1993

4. Place of birth: Tran Hung Dao, Hoan Kiem, Ha Noi

5. Admission decision number: 2415/2015/QĐ-XHNV date 13/10/2015 issued by Rector of University of Social Science and Humanities, Hanoi National University

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: The relationship between personal well-being and narcissism and self-esteem.

8. Major: Psychology               Code: 15 03 53 49

9. Supervisors: Associate Professor, Dr. Truong Thi Khanh Ha, University of Social Science and Humanity, Vietnam National University

10. Summary of the thesis’s findings:

Result of the research shows that personal well-being, narcissism and self-esteem all express a high and significant correlation of components in personal well-being (emotional well-being, psychological well-being, social well-being and general well-being).

In general, students rate the level of personal well-being, narcissism and self-esteem at average in which average point of self-esteem (4.64) is higher than average point of narcissism (3.76). Based on that, students show more respects for virtue of people than for selfishness, arrogance and entitlement.

The relationship between personal well-being, narcissism and self-esteem shows that both narcissism and self-esteem have a significant relation with personal well-being. In conclusion, loving your-self along with appreciating values, virtues and having a positive view of your-self are the most important things that decide the subjective happiness of each individual.

The difference between male and female students is also evident. Male students tend to feel happy when they are able show off themselves, their superiority and authority. This is different compared to female students since statistics show that female students are more likely to promote personal values, virtues and have a positive view of themselves to feel happier.

Economic status does not really show happiness of ones. Based on statistics of our topic, majority of students with below-average income feel happier than ones who have above-average income. In fact, most students have low income, they mainly receive allowances from family and have a part-time job in their free time. They are happier because their ego, personality and difference are accepted and supported by family and friends.

11. Practical applicability:

The research result of the thesis is an useful reference for organization, union to provide suitable solutions to make student feel more happier.

12. Further research directions:

In the next time, our study will focus on relational self-esteem, collective self-esteem and group narcissism, communal narcissism.

13. Thesis-related publications:

Personal Well-being Index – Test on student samples. Code: QG.17.04; Associate Professor, Dr. Truong Thi Khanh Ha. Journal of Psychology, Number 6 (219), 6 – 2017

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây