Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: PHẠM THỊ MINH TRANG 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 30/11/1990
4. Nơi sinh: Khánh Hòa
5. Quyết định công nhận học viên số: 1698/QĐ-XHNV Ngày 11 tháng 07năm 2017của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Kéo dài thời gian học tập 6 tháng.
7. Tên đề tài luận văn: “PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA)”
8. Chuyên ngành: Du lịch; Mã số: 8810101
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thúy Anh – Khoa Du Lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Về cơ bản, luận văn đã đạt được những kết quả nghiên cứu chính sau:
Một là, luận văn đã tập trung nghiên cứu những khái niệm và vấn đề có liên quan đến ẩm thực và ẩm thực đường phố, như: Ẩm thực, ẩm thực đường phố, đặc điểm của ẩm thực đường phố, vai trò của ẩm thực đường phố trong kinh doanh du lịch, các điều kiện phát triển ẩm thực đường phố (nền văn hóa ẩm thực, thương hiệu điểm đến du lịch, môi trường du lịch, hệ thống cơ sở lưu trú, nhu cầu thưởng thức ẩm thực đường phố của du khách). Những bài học kinh nghiệm khai thác ẩm thực đường phố để phát triển du lịch ở các thành phố lớn của Việt Nam và một số nước trên thế giới.
Hai là, luận văn đã phân tích sơ bộ sự hài lòng của du khách về sản phẩm du lịch ẩm thực đường phố trong phát triển du lịch Nha Trang từ việc khảo sát ý kiến của 300 khách du lịch nội địa và quốc tế. Bên cạnh, luận văn đã đánh giá khả năng cung cấp các dịch vụ ăn uống tại 40 quán ăn đường phố nổi tiếng của thành phố, đặc biệt là tại các khu vực trung tâm.
Ba là, đã phân tích những hạn chế trọng tâm trong việc khai thác ẩm thực đường phố hiện nay. Từ đó, đã đưa ra những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa các giá trị của ẩm thực đường phố để phục vụ phát triển du lịch tại Nha Trang (Khánh Hòa). Những khuyến nghị này có thể phần nào hoàn thiện hơn công tác quản lý hoạt động kinh doanh ẩm thực đường phố tại Nha Trang đồng thời là ý kiến tham khảo cho cơ quan chức năng trong việc đề ra định hướng, chính sách phù hợp trong việc đẩy mạnh hiệu quả khai thác hoạt động ẩm thực đường phố và qua đó làm tăng sức cạnh tranh cho du lịch Nha Trang
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Từ kết quả khảo sát đánh giá của du khách về sản phẩm du lịch ẩm thực đường phố Nha Trang, luận văn góp phần đưa ra các vấn đề bất cập trong tổ chức quản lý và khai thác các hoạt động ẩm thực đường phố Nha Trang. Từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng sức hấp dẫn của ẩm thực đường phố Nha Trang góp phần mang lại sự phát triển chung của du lịch Nha Trang (Khánh Hòa).
Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý du lịch và phục vụ công tác giảng dạy ở các cơ sở đào tạo du lịch.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đó công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ABOUT MASTER’S THESIS
1. Full name: PHAM THI MINH TRANG 2. Gender: Female
3. Date of birth: November 30, 1990
4. Place of birth: Khanh Hoa
5. Admission decision number: 1698/QD-XHNV dated July 11, 2017 issued by the Rector of VNU University of Social Sciences and Humanities
6. Changes in academic process: Extending the learning time 6 months.
7. Official thesis title: "DEVELOPMENT OF STREET CUISINE TOURISM PRODUCTS IN NHA TRANG (KHANH HOA)"
8. Major: Tourism; Code: 8810101
9. Thesis supervisor: Assoc.Prof. PhD. Tran Thuy Anh - Tourism Department, VNU University of Social Sciences and Humanities.
10. Summary of thesis results:
Basically, the thesis has achieved the following main study results:
Firstly, the thesis has focused on the concepts and issues related to street food and cuisine, such as: cuisine, street cuisine, characteristics of street cuisine, the role of street cuisine in tourism business, conditions for developing street cuisine (culinary culture, brand of tourist destination, tourism environment, accommodation system, tourists’ need of street cuisine enjoyment). Experience lessons on exploiting street cuisine has been drawn to develop tourism in big cities of Vietnam and some countries in the world.
Secondly, the thesis has briefly analyzed the satisfaction of tourists about the street cuisine tourism products in tourism development in Nha Trang from the survey of 300 domestic and international tourists. In addition, the thesis has also evaluated the ability to provide catering services at 40 famous street eateries of the city, especially in the central areas.
Thirdly, the central limitations of current street cuisine exploitation have been analyzed. Since then, solutions have been proposed to further promote the values of street cuisine to serve tourism development in Nha Trang (Khanh Hoa). These recommendations may partly complete the management of street cuisine business in Nha Trang and they are also a consultation for the authorities in giving appropriate orientations and policies for promoting the effective exploitation of street cuisine and thereby increasing the competitiveness of Nha Trang tourism.
11. Practical applicability
From the results of the survey carried on tourists on products of Nha Trang street cuisine, the thesis contributes to raise problems in organizing and exploiting activities of Nha Trang street cuisine. Thence, the thesis makes recommendations to increase the attractiveness of Nha Trang street cuisine, contributing to the overall development of tourism in Nha Trang (Khanh Hoa).
The thesis can serve as a reference for tourism management agencies and for teaching work at tourism-based training institutes.
12. Further research directions: None
13. Works having been published related to the thesis: None
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn